Giao thoa văn hóa (Cross-cultural) là một phần khá quan trọng khi chúng ta học ngôn ngữ. Mỗi quốc gia có nét đặc trưng về văn hóa riêng biệt. Do đó, trong giao tiếp, những khác biệt này có thể dẫn đến những hiểu nhầm “gây cười”.

Chúng ta cùng xem một số ví dụ dưới đây nhé.

1. Đoạn hội thoại thứ nhất. (The 1st conversation)

(In winter, A and B are walking on the street.)

A: Did you see the guy over there. He is really hot…

B: Really? But he wore so many clothes, he is really cold. It is winter time.

A: That means that they are handsome boy.

B: Hot means handsome….???

Dịch:

(Vào mùa đông, hai bạn A và B đang đi dạo trên đường phố).

A: Nhìn anh chàng đằng kia kìa cậu. Anh ta thực sự rất “hot”…(Dịch theo nghĩa đen: nóng)

B: Thật á? Nhưng anh ta mặc nhiều quần áo mà, anh ta thực sự rất lạnh chứ. Trời đang vào đông còn gì.

A: Có nghĩa là anh ta rất bảnh trai đó cậu.

B: “Hot” có nghĩa là đẹp trai…???

2. Đoạn hội thoại thứ hai (The 2nd conversation)

(Conversation between A and B, they are classmates.)

A: Hey, you are so rude to me now. I give you a finger!!!

B: Which finger do you want to give me??

A: It means I hate you…

B: …

Dịch:

(Đoạn hội thoại giữa A và B, họ là bạn học cùng lớp).

A: Này, cậu cư xử thô lỗ với mình nhé. Tớ “give you a finger!!!” (dịch nghĩa đen: Tớ đưa cho bạn một ngón tay)

B: Bạn muốn đưa ngón tay nào cho tớ vậy?

A: Có nghĩa là Tớ ghét cậu….

B: …

3. Đoạn hội thoại thứ 3 (The 3rd conversation)

When her teacher tried to explain something to Lan Anh, and the teacher finished explaining, she said, “Do you get it?”

It made Lan Anh more confused. Lan Anh said to her, “What do you want to get? I don’t understand.”

The teacher: …

Dịch:

Khi giáo viên cố gắng giải thích điều gì đó cho Lan Anh, và cô giáo đã giải thích xong, cô giáo hỏi, “Do you get it?” (Dịch nghĩa đen: “Em đã lấy nó được chưa?” Nghĩa thành ngữ: “Em hiểu chưa?”)

Điều này khiến Lan Anh thêm bối rối. Lan Anh trả lời lại cô giáo rằng: – “Cô giáo muốn em lấy cái gì ạ? Em không hiểu.”

Giáo viên: …

4. Đoạn hội thoại thứ 4 (The 4th conversation)

When Quang first came to the school in US, his classmates asked him, “What’s up?”

Quang said that, “the sky is up.”

They start to laughing at him.

Dịch:

Khi Quang lần đầu đến trường học ở Mỹ, bạn cùng lớp của anh đã hỏi anh: – “What’s up?” (Dịch theo nghĩa đen: Cái gì ở trên?, Dịch theo nghĩa thành ngữ: Xin chào!)

Quang đáp lại: – “Bầu trời ở trên”.

Sau đó, các bạn của Quang bắt đầu phá cười.

Nhìn chung, có khá nhiều tình huống thú vị trong giao tiếp khi có sự khác biệt về văn hóa. Ngay cả giữa các vùng miền của một đất nước cũng có các cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau.

Do đó, khi chúng ta học ngoại ngữ thì việc tìm hiểu về văn hóa cũng như cách sử dụng ngôn ngữ là điều khá cần thiết.

Các bạn “Keep calm” (Cứ bình tĩnh!) và có những trải nghiệm thú vị nhé!

Ngọc Lan