Cuộc hành trình của ông bố và cậu con trai bướng bỉnh dưới đây đã khiến các bậc phụ huynh không khỏi suy ngẫm…

Để con trẻ được trải nghiệm cuộc sống, rất nhiều bậc phụ huynh đã lựa chọn cùng con đi du lịch ngày hè. Phương thức này không chỉ mang lại niềm vui, mà còn tăng thêm hiểu biết thực tế cho con.

Có người nói điều quan trọng nhất khi dạy con là bầu bạn, và du lịch cùng con cũng là một cơ hội như thế.

Vào kỳ nghỉ, rất nhiều bậc cha mẹ đều lựa chọn những nơi danh lam thắng cảnh, những khu vui chơi giải trí ngoài trời, hay chỉ đơn giản một bể bơi cỡ lớn trong thành phố. Với những gia đình có điều kiện khá hơn, họ sẽ ra nước ngoài để thưởng ngoạn và trải nghiệm cuộc sống ở một môi trường xa lạ.

Tuy nhiên, người cha trong câu chuyện dưới đây lại dẫn con trai của mình đến những địa điểm hoàn toàn khác với lựa chọn của số đông.

Con trai của ông Trương năm nay 6 tuổi, cậu bé sắp bước vào lớp 1 nhưng tính tình lại rất ngỗ nghịch. Nhìn thấy đứa con ngang bướng lại không biết nghe lời, ông Trương cảm thấy cần phải làm điều gì đó. Thế là, vào dịp nghỉ hè trước khi con trai bước vào lớp 1, ông đã sắp xếp một kỳ nghỉ dành riêng cho hai cha con.

(Ảnh dẫn theo hrstrategy.vn)

Vậy, ông Trương đã dẫn con trai mình đi đâu?

1. Trạm đầu tiên, hai cha con đến một vùng núi hẻo lánh

Ông Trương thuê một chiếc xe cá nhân, mang theo gạo, mì gói, nồi, bếp, và một số đồ dùng thiết yếu khác nữa.

Ông đã tìm kiếm rất nhiều địa điểm trên mạng, cuối cùng tìm được một nơi mà ông vô cùng ưng ý. Đó là vùng núi hẻo lánh có phong cảnh yên bình, người dân nơi đây vô cùng chất phác và thuần hậu, rất hợp với tâm nguyện của ông.

Sau khoảng 3 ngày rong ruổi trên đường, vừa đi vừa dừng lại, cuối cùng hai cha con cũng đến nơi. Nơi đây chưa có điện, cũng chưa có những con đường được xây dựng quanh núi, vậy nên ông Trương phải gửi xe ở bãi đậu dưới chân núi. Xong xuôi, ông gói gọn vật dụng cần thiết thành 2 bao hành lý, ông và con trai mỗi người vác một phần.

Cậu con trai tỏ vẻ không vui, nũng nịu nói: “Bố ơi, nặng lắm con không vác được đâu”.

Ông Trương không để ý mà chỉ nói rằng: “Bên trong ba lô là quần áo của con. Nếu như con không chịu vác, thế thì con chuẩn bị tinh thần mấy ngày tới chỉ mặc một bộ quần áo trên người thôi vậy!”.

Câu nói này của ông thật là linh nghiệm, khiến cậu con trai lập tức vác hành lý trên lưng. Mặc dù trên đường đi rất nhiều lần cậu muốn bỏ lại túi hành lý, nhưng nghĩ đến quần áo tắm rửa của mình, cậu lại kiên trì cho đến phút cuối cùng.

Hai cha con ông Trương chọn một nhà dân trong vùng và tạm thời ở lại đó mấy hôm.

Gia đình ấy có 6 người, gồm có ông bà, bố mẹ và 2 đứa con. Họ sống trong gian nhà đơn sơ được xây bằng tre và gạch đá. Người dân ở đây thường phải tự làm mọi thứ, họ tự dựng nhà, tự trồng rau, ngay cả trẻ con cũng phải tự làm những công việc của mình. Trong nhà có hai đứa trẻ, đứa chị 8 tuổi, đứa em 6 tuổi, mỗi ngày sau khi làm bài tập xong, chúng đều bận rộn làm việc nhà, như cho heo ăn, đi hái rau, hoặc quét dọn sân vườn.

Lúc mới đến, cậu con trai tỏ ra háo hức đã tìm được bạn chơi cùng. Nhưng chẳng bao lâu sau, chứng kiến hai cô bạn phải tất bật làm việc nhà, cậu đã thất vọng vì chẳng ai có thời gian để chơi đùa cùng cậu.

Trong những ngày ở đây, ông Trương thường dẫn con trai đi dạo quanh làng. Ông chỉ cho con thấy cuộc sống hàn vi của những đứa trẻ vùng cao, cái ăn cái mặc đều thiếu thốn, hoàn toàn không có bóng dáng của kẹo bánh hay đồ chơi mà cậu mong đợi.

Trải nghiệm cuộc sống 5 ngày nơi miền núi, cậu con trai đã thay đổi rất nhiều. Trước khi vẫy tay chào tạm biệt các bạn vùng cao, cậu đã hứa rằng mai này sẽ kiếm thật nhiều tiền để mua đồ ăn và đồ chơi cho các bạn.

Nếu như trước kia cậu luôn so sánh với các bạn, rằng bạn này có nhiều bim bim hơn, rằng bạn kia có nhiều đồ chơi hơn…, thì giờ đây, chứng kiến các bạn miền núi phải lo lắng cái ăn cái mặc hàng ngày, thậm chí còn phải chăm sóc thuốc thang khi người nhà đổ bệnh, cậu bé đã xúc động mạnh mẽ.

(Ảnh dẫn theo production.patheos.com)

2. Trạm kế tiếp, người cha dẫn con đến trại trẻ mồ côi

Bước chân vào cô nhi viện, cậu bé mới biết rằng những đứa trẻ nơi đây đều không có cha mẹ, hoặc vì bị ruồng bỏ, hoặc vì cha mẹ không còn. Các bạn nhỏ ấy lúc nào cũng khao khát tình thương, khao khát một vòng tay bế bồng, thậm chí khao khát được nghe một lời cưng nựng. Bất giác, đôi mắt của cậu ướt nhòa, cậu ôm chầm lấy cha mà òa lên nức nở.

Nhìn vào mắt con trai, ông Trương hiểu rằng có một sự chuyển biến mạnh mẽ trong tâm hồn cậu bé. Cậu nhìn lại bản thân và hiểu rằng mình thật may mắn khi có cha, có mẹ, có rất nhiều người yêu thương mình đến vậy. Rồi cậu nhớ lại những lần vô lễ với mẹ, những lần không nghe lời cha, và những lần vòi vĩnh ông bà… mà tự thấy ân hận trong lòng.

Ông Trương dẫn con đi thăm hỏi từng bạn nhỏ, rồi ông hướng dẫn con làm những việc lựa theo sức mình: Trao tặng quà bánh cho các bạn nhỏ, dọn dẹp đồ chơi, chơi đùa cùng các bé, v.v. Chỉ sau vài ba ngày mà cậu bé đã trưởng thành hơn, rất nhiều người đều khen con trai ông hiểu chuyện.

Sau nửa tháng hè, con trai ông Trương đã tự lập hơn rất nhiều. Cậu không chỉ biết tự dọn dẹp phòng, tự giặt quần áo, tự lau chùi bàn ghế, hơn nữa còn tỏ ra là một cậu bé ngoan ngoãn, vâng lời.

Về đến nhà, việc đầu tiên cậu làm là thu gom toàn bộ đồ chơi của mình để gửi tặng các bạn nhỏ vùng cao. Chỉ mới hai tháng trước, cậu còn đòi mẹ phải mua chiếc cặp siêu nhân giống như bạn Bi nhà hàng xóm, thì bây giờ cậu nói rằng chiếc cặp cũ vẫn còn tốt, cậu vẫn muốn dùng lại.

Ông Trương mỉm cười nhớ lại trước kia, đã biết bao nhiêu lần ông nói với con trai rằng, con có biết có những đứa trẻ không có cơm ăn, có những đứa trẻ bị cha mẹ ruồng bỏ, con đang sống hạnh phúc biết bao nhiêu… vậy mà hết thảy chỉ như gió thoảng qua tai…

Vì sao cách “giáo dục trên miệng” như vậy không thể làm thay đổi con trẻ? Đó là bởi chúng chưa từng chứng kiến, chưa từng trải qua, nên thật khó để học cách đồng cảm và sẻ chia. Vậy nên, ông Trương không cần nhiều lời mà chỉ thông qua nửa tháng hè cùng con đi trải nghiệm, đã khiến thế giới quan của con hoàn toàn thay đổi!

(Ảnh minh họa, dẫn theo bumedianhow)

3. Trạm dừng chân cuối cùng: Khoá học làm người

Trở về nhà sau nửa tháng hè, con trai ông Trương đã khiến mọi người phải kinh ngạc. Cậu không còn vòi vĩnh, không còn làm nũng cha mẹ, cũng không còn bướng bỉnh như trước kia, mà nay đã trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn biết vâng lời.

Nhưng thẳm sâu trong tâm, ông Trương vẫn cảm thấy còn thiếu một điều gì đó. Con trai ông đã thể hiện rất tốt khi tiếp xúc với trẻ nhỏ vùng cao và các em bé trong cô nhi viện. Nhưng sẽ ra sao khi cậu bé trở về với cuộc sống thành thị? Những trò chơi điện tử, những thước phim bạo lực, và rất nhiều thứ cám dỗ ngoài kia…, làm sao để con trai ông biết tự giác, biết phân biệt đúng sai khi không có cha mẹ ở bên?

Qua sự giới thiệu của bạn bè, ông Trương quyết định sẽ tận dụng tháng hè còn lại để cùng con tham gia trại hè Minh Huệ, nơi được biết đến là “khoá học để bồi đắp thiện lương, khoá học để làm người chân chính”.

Các học sinh tại Trại hè Clearview Toronto. (Ảnh: Minghui.org)
Tham gia trại hè Minh Huệ, các con được tập các bài tập khí công nhẹ nhàng. (Ảnh: Minghui.org)

Chuyến đi về miền núi và cuộc gặp gỡ với các em bé mồ côi là những trải nghiệm khiến cậu bé xúc động mạnh mẽ. Một thế giới hoàn toàn khác với những gì con biết hiện ra, ông Trương cảm nhận thấy trong ánh mắt con trai ánh lên những suy tư khi tâm hồn bé bỏng của cậu tiếp nhận với một sự thật khắc nghiệt hơn những gì cậu biết trong cuộc đời màu hồng mà ông dành cho cậu.

Đó là lý do khiến ông biết rằng đây là khoá học của những câu trả lời cho những băn khoăn trong lòng con trai về cuộc sống. Nơi con được nhận thức những giá trị cốt lõi, chìa khoá để nhận thức thế giới phức tạp quanh mình. Đó là khoá học giúp con hiểu về thế nào là Thiện, giúp con nhân ra thế nào là Ác, là xấu xa. Nó như một cái barie trong nhận thức để các con luôn nhận ra ranh giới của những gì nên và không nên, có thể và không thể làm trong một xã hội quá chừng phức tạp thật giả tốt xấu khó lường này. ‘Ánh sáng của trí tuệ và tình thương yêu hòa ái từ đó sẽ mãi soi rọi tâm hồn các em trong mỗi hành động mà các em làm, trên mỗi bước đường mà các em đi….’

Chỉ một tháng hè ngắn ngủi, nhưng cậu bé đã học được biết bao điều bổ ích. Điều đặc biệt của khoá học là cậu bé được trở về với văn hoá truyền thống, được học các đạo lý làm người theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, được luyện các bài khí công nhẹ nhàng, và tham gia các hoạt động nghệ thuật lý thú.

Buổi học cuối cùng tại trại hè, con trai đã nắm chặt tay ông và nói: “Cha ơi, con muốn được làm người Chân – Thiện – Nhẫn, con muốn làm đứa trẻ ngoan mỗi ngày. Năm sau cha lại cho con tham gia trại hè nữa nhé?”.

Ông Trương không trả lời con mà chỉ khẽ gật đầu, trong mắt của ông lấp lánh một niềm vui không lời…

Quang Minh

Từ Khóa: