Đâu đó trong mỗi góc cuộc sống luôn tồn tại điều kỳ lạ, ly kỳ đến khó tin. Nhìn thấy một cụ bà đáng thương bán hàng bên vỉa hè, Hoàng Kiệt không khỏi động lòng thương, lần nào đi qua anh cũng ghé vào xem và mua hàng giúp. Cuối cùng, chính cụ đã giúp anh thoát khỏi kiếp nạn lớn.

Trên các khu phố của thị trấn thường có nhiều người qua lại, nơi đây có không ít người bày bán hàng rong trên vỉa hè khiến lối đi ngày càng nhỏ hẹp hơn. Vào những giờ cao điểm, trên đường thường chật ních người qua lại.

Hoàng Kiệt rất chú ý đến một bà lão tuổi đã cao, lưng còng ngồi trên một chiếc ghế nhỏ bên vỉa hè để bán những đồ lặt vặt. Trước mặt cụ là một loạt những phụ kiện như găng tay, tất và lót giày … được đặt trên một tấm vải bóng trải trên nền đất.

Tháng chạp là tháng lạnh nhất trong năm, bà ngồi trên chiếc ghế nhỏ, hai hay xoa xoa vào nhau, đôi mắt nhìn chăm chú vào dòng người qua lại.

Hoàng Kiệt tới gần, anh cầm lên một đôi lót giày và hỏi: “Cụ ơi, bao nhiêu tiền một đôi ạ?”

Cụ nheo nheo mắt nhìn Hoàng Kiệt một chút rồi nói: “Giá rất rẻ, chỉ 10 ngàn thôi cháu à.” Nhìn đôi lót giày, chất lượng cũng bình thường nhưng giá bán rẻ như hàng bán buôn, ở cái tuổi của cụ, để kiếm được một đồng quả không dễ dàng.

“Cháu lấy 3 đôi ạ!” Hoàng Kiệt vừa chọn vừa nói. Cụ cũng là người hay nói chuyện. Cụ kể rằng năm nay cụ 80 tuổi, sống trong một căn nhà nhỏ ở gần quanh đây thôi. Cụ sống một mình và rất nhàn rỗi. Bày sạp hàng nhỏ này, vừa có thể kiếm thêm chút tiền, vừa không cảm thấy cuộc sống nhàm chán.

Vừa lấy tiền trong túi ra trả, Hoàng Kiệt nhìn đồng hồ đã điểm 6 giờ chiều, đã đến giờ anh vào làm ca 3, anh vội vàng đưa tiền cho cụ, trèo nhanh lên chiếc xe đạp điện đi như bay về công ty, không kịp lấy tiền thừa.

Công việc của Hoàng Kiệt cũng thật đặc biệt, cứ cách ngày anh lại phải làm ca đêm một ngày.

Lần thứ 2 đi ngang qua sạp hàng của cụ, anh bỗng nhiên dừng lại. Cụ nhận ra Hoàng Kiệt nên rất vui vẻ nói: “Chàng trai trẻ, cháu vừa tan tầm à?”

Hoàng Kiệt vội đáp: “Dạ không ạ, cháu đang trên đường đi làm ạ.”

“Cháu thật vất vả quá! Tuổi trẻ cũng không nên tham việc, sức khỏe là quan trọng nhất đó.” Cụ nói với ngữ điệu rất nghiêm trọng.

Hoàng Kiệt có trí nhớ rất tốt, anh nhìn sạp hàng và phát hiện ra, dường như từ hôm qua tới giờ, sau khi anh mua lót giày, cụ cũng không bán thêm được gì. Anh không nhịn được nên đã hỏi thăm về cuộc sống riêng của cụ. Cụ cười ngại ngùng nói: “Kỳ thực tôi không phải sống nhờ vào cái sạp hàng này, từ hôm mở bán hàng trên vỉa hè, chỉ có cậu là mua cho cụ 3 đôi lót giày thôi.”

“Đừng lo lắng cụ nhé, bán được một cái cũng không lo rằng không bán được cái thứ 2”, Hoàng Kiệt nói bằng giọng an ủi. Tuy nhiên, trong tâm anh không khỏi có chút lo lắng, phong cách bày biện hàng bán đã quá cũ, đây là cách mà những cụ ông cụ bà vẫn hay bày bán hàng trên vỉa hè từ thời xưa và nó thật là khó để có thể bán được ở khu đô thị này.

Anh chọn 2 đôi bít tất, cụ lại bán rẻ cho anh với giá 10 ngàn.

Kể từ ngày đó, mỗi lần đi làm ca đêm ngang qua sạp hàng của cụ, anh cũng dừng xe lại và mua một cái gì đó, lúc thì là mua lót giày, lúc mua găng tay… giống như là tạo thành thói quen, mỗi lần nhìn thấy anh, cụ đã cười cười hỏi chuyện từ xa.

Hôm nay đi ngang qua sạp hàng của cụ, trong đầu đang nghĩ sẽ mua gì cho cụ hôm nay đây thì đột nhiên có một bóng người chạy qua, cướp lấy bọc hàng của cụ rồi bỏ chạy. Tốc độ chạy của người này rất nhanh khiến ai nấy đều đứng ngây ra, còn bà cụ lại càng ngây dại nhìn theo tên cướp.

Phản ứng đầu tiên của Hoàng Kiệt là đuổi theo tên cướp bởi anh nghĩ, hôm nay là chủ nhật, trên phố cũng không có nhiều người sẽ không có nguy hiểm gì. Sau khi băng qua hai con phố, một người đi đường đã ngáng chân tên trộm lại khiến hắn vấp ngã.

Tuy nhiên, tên trộm rất thông minh, hắn ném túi hàng của cụ ra giữa đường và chạy vào một con hẻm. Sau một chút do dự, Hoàng Kiệt đã quyết định không đuổi theo tên cướp nữa mà dừng xe gom túi hàng lại rồi mang về trả cho cụ.

Lúc nhận lại túi hàng, cụ nhẹ nhàng nhắc Hoàng Kiệt: “Cháu à, hàng của cụ cũng không có đáng giá lắm. Đuổi theo sẽ gặp nhiều nguy hiểm đó, lỡ tên cướp có đồng bọn thì cháu làm thế nào? Sau này đừng làm thế nữa cháu nhé.”

Hoàng Kiệt nghe xong không khỏi cười cười.

Chớp mắt đã đến năm mới, Hoàng Kiệt được công ty cho nghỉ một tuần. Ngày đầu tiên đi làm của năm mới, anh lại làm ca đêm, hôm nay nhà nhiều khách, thời điểm xong việc thì đã muộn, thế nên anh đã phải đi làm trễ.

Đi ngang qua con phố nhỏ, hàng quán cũng đã được mở, cụ bà vẫn bán hàng ở vị trí đó. Vốn dĩ Hoàng Kiệt không muốn dừng xe trước quầy của cụ hôm nay vì anh đã đi làm quá muộn rồi.

Thế nhưng cụ bà đã nhìn thấy anh liền gọi anh lại. Chỗ bà cách đèn giao thông chừng 20 mét, đến đó anh cũng phải chờ đèn đỏ nên đã quyết định dừng xe để mua giúp cụ thứ gì đó.

Cụ mỉm cười và nói: “Cụ gọi cháu lại không phải bảo cháu mua đồ đâu, cụ chỉ muốn báo cho cháu biết chỗ đó nguy hiểm thôi.”

Lời cụ nói khiến Hoàng Kiệt cảm thấy bối rối khó hiểu, anh hỏi: “Cụ nói gì cơ ạ? Ở chỗ nào nguy hiểm ạ?” Cụ bà lấy tay chỉ về hướng ngã tư, một chiếc xe ô tô đột ngột phanh gấp và mất kiểm soát, tiếng kêu rít phát ra từ lốp xe mài trên đường, chiếc xe lao qua phần đường đèn xanh dành cho các phương tiện ưu tiên băng qua. Lúc đó là thời điểm mới tết xong, trên đường phố không có nhiều người. Vị trí mà chiếc ô tô phanh gấp bị trượt văng tới đúng vị trí anh định dừng xe chờ đèn xanh.

Hoàng Kiệt sợ hãi nghĩ, nếu không phải cụ bà gọi anh lại, có thể hôm nay anh đã nằm trong vũng máu. Nếu không chết thì anh cũng bị thương rất nặng.

Hoàng Kiệt quay người lại định nói lời cảm ơn thì không thấy bà cụ đâu, thậm chí quầy hàng của cụ cũng biến mất. Anh sững sờ trong chốc lát và hỏi người bên cạnh, nhưng không ai nhìn thấy cụ bà này.

Vài ngày sau đó, Hoàng Kiệt cũng không nhìn thấy bà cụ bán hàng mi ngày anh vẫn gặp. Anh cảm thấy sự việc rất kỳ lạ, anh tự hỏi, tại sao cụ lại ở đây để nhắc nhở anh thoát khỏi sự nguy hiểm? Anh tìm trên mạng địa chỉ Thánh Viễn Trang Viên mà bà cụ từng cho anh địa chỉ nhà cụ ở, đó lại là khu nghĩa trang.

Anh kể cho vợ nghe điều kỳ lạ này, đột nhiên vợ anh thốt lên: “Nơi cụ ở là Thánh Viễn Trang Viên sao? Nơi đó là nghĩa trang phải không ạ? Cụ nội em chôn cất ở đó.”

Lúc này, vợ của Hoàng Kiệt mới kể cho anh nghe câu chuyện, trước khi cụ nội qua đời đã nắm tay không nỡ buông và dặn dò cô phải sống thật hạnh phúc. Năm đó, cụ tròn 80 tuổi.

San San 

Xem thêm: