Một ngày chủ nhật năm 1960, David Latimer đã trồng một loại cây trong một cái bình lớn. Ông không ngờ ngày hôm nay, nó trở thành một đám cây tươi tốt đến vậy.

Vì tò mò, Latimer Tradescantia đã gieo hạt giống của cây rau trai với một chút đất và nước trong một cái bình lớn. Sau đó ông đậy nắp bình lại và đặt nó trong một góc có nắng.

Latimer đã mở nắp bình để tưới lần cuối cùng vào năm 1972, có nghĩa là chiếc bình này bị bỏ khô trong hơn 44 năm nay. Cây trai vẫn tự sống và phát triển nhờ hiện tượng quang hợp.

Tôi đặt chiếc bình gần cửa sổ để mặt trời có thể chiếu vào. Để cây có thể phát triển đều, tôi đã cẩn thận xoay bình để cây luôn có nắng. Và nó tự lớn trong  bình“, Latimer nói với tờ Daily Mail.

Nhờ quang hợp, là sự tương tác giữa ánh sáng mặt trời và lá cây, cây trong bình có thể sản xuất ra oxy và tạo ra độ ẩm trong không khí. Độ ẩm ngưng tụ thành nước nên cây thường xuyên có nước. Ngoài ra, những chiếc lá rụng xuống trở thành phân bón cho cây phát triển.

Đám cây nhỏ này được đặt trong nhà của M. Latimer ở ​​Cranleigh thuộc Surrey, Vương quốc  Anh cách đây 27 năm, kể từ khi ông chuyển đến đó.

M. Latimer đã giới thiệu đám cây trong bình của mình trong một chương trình làm vườn trên BBC Radio 4. Người dẫn chương trình Chris Beardshaw chỉ ra rằng: “Đây là một ví dụ điển hình về khả năng cây cối tự nuôi dưỡng để phát triển và duy trì hoàn hảo chu kỳ sống của chúng“.

Beardshaw nói thêm hiện tượng quang hợp là một trong những lý do được các nhà khoa học NASA quan tâm để thử nghiệm trồng cây trong không gian vũ trụ.

Cây cối là một cỗ máy sinh học tạo không khí và lọc bỏ chất thải, giúp cho trạm vũ trụ có thể duy trì trong một thời gian dài“, ông nói. “Điều này cho thấy cây cối là loài có khả năng tự sinh tồn tùy theo môi trường xung quanh“.

Latimer thừa nhận đám cây nhỏ của ông “không hấp dẫn lắm”, nhưng ông muốn nhìn thấy nó sẽ tồn tại bao lâu.

Theo Epochtimes France

Xuân Hà

Xem thêm: