Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều thông tin cá nhân của chúng ta dễ dàng bị lộ ra và tạo cớ cho kẻ xấu biết được, vì vậy bạn hãy lưu ý nhé.

1, Wifi miễn phí

Khi kết nối điện thoại với mạng wifi công cộng thì tính bảo mật là rất kém. Chỉ cần vài thao tác nhỏ, tin tặc sẽ lấy được họ tên và mật khẩu điện thoại của bạn.

Cách ngăn chặn: Không nên dùng wifi miễn phí. Cho dù bạn sử dụng wifi có mật khẩu thì cũng không nên lưu mật khẩu để tự động kết nối.

2, Điện thoại cũ

Khi đổi điện thoại mới chúng ta thường đem bán điện thoại cũ. Mặc dù trước khi bán, bạn đã xóa hết dữ liệu. Nhưng qua công nghệ thông tin, các chuyên gia vẫn có thể phục hồi tất cả các văn bản tin nhắn của điện thoại di động cũ, danh bạ, phần mềm hoặc lịch sử duyệt web, và thậm chí cả những thông tin tài khoản thanh toán thẻ tín dụng.

Cách ngăn chặn: Cách tốt nhất là không nên bán điện thoại cũ, nếu thực sự cần thiết thì trước khi bán hãy nhờ một chuyên gia giúp bạn dọn sạch thông tin trên máy.

3, Mạng xã hội

Thông qua blog, Facebook, Wechat… có thể bạn đã vô tình nói ra tên họ, chức vụ, đơn vị công tác, hoặc những thông tin cá nhân khác.

Có những phụ huynh đăng ảnh của con cái để chia sẻ với bạn bè, mà lại quên không xóa những thông tin được gắn trên đó, ví dụ như: họ tên, trường học, nơi ở, vé tàu, vé xe, số chứng minh nhân v.v.

Cách ngăn chặn: Cần thận trọng khi chia sẻ ảnh trên mạng xã hội. Tốt nhất là không chia sẻ những hình ảnh quan trọng hoặc những hình ảnh có chứa thông tin cá nhân của bạn.

4, Khảo sát Web

Khi truy cập internet, chúng ta thường gặp phải những bảng câu hỏi, trò chơi trắc nghiệm, mua bán trúng thưởng, tờ khai miễn phí bưu phẩm, thẻ hội viên hoặc các hoạt đông khác. Tất cả những giấy tờ trên đều yêu cầu điền tỉ mỉ thông tin liên lạc, địa chỉ và những thông tin cá nhân khác

Cách ngăn chặn: Trước khi tham gia những hoạt động trên, nên tìm hiểu xem trang đó có uy tín và đáng tin cậy không, đừng vội vàng điền thông tin.

5, Sơ yếu lý lịch

Hiện nay, rất nhiều người nộp hồ sơ trực tuyến để tìm việc làm. Trên hồ sơ đã có sẵn đầy đủ thông tin về bạn, một số công ty trong quá trình phỏng vấn sẽ yêu cầu bạn điền thêm vào phần “thông tin cá nhân”, liệt kê các mối quan hệ gia đình, tên cha mẹ, số điện thoại, địa chỉ, và số chứng minh thư, tốt nghiệp đại học nào và các thông tin khác.

Cách phòng ngừa: Trong hoàn cảnh thông thường, trong hồ sơ chỉ cần cung cấp một vài thông tin, không cần điền quá chi tiết.

6, Các loại hóa đơn, vé

Giấy chuyển phát nhanh, vé xe, thông tin đặt vé máy bay, hóa đơn thanh toán mua bán, hóa đơn điện, nước… Những loại giấy tờ này cũng có khả năng tiết lộ thông tin về bạn.

Cách phòng ngừa: Khi nhận hàng chuyển phát nhanh, bạn không cần điền thông tin chi tiết. Những loại biên lai không còn tác dụng nữa thì nên bỏ, trước khi bỏ tốt nhất nên bôi đen họ tên, số điện thoại, và địa chỉ. Những loại vẫn còn tái sử dụng thì nên cất giữ thật cẩn thận.

7, Chứng minh thư photo

Khi làm thủ tục tại ngân hàng, phòng điều hành hãng viễn thông, đăng ký tham gia dự thi v.v… bạn có thể phải nộp chứng minh thư photo. Thậm chí tại một số cửa hàng photocopy và đánh máy, để tiện cho việc liên lạc, họ sẽ lưu lại một bản chứng minh thư và địa chỉ nhà bạn.

Cách ngăn chặn: Chứng minh thư photo cũng cần bảo quản cẩn thận, nếu không dùng nữa hoặc bản in hỏng, bạn nên đốt đi.

Thiếu kỳ

Xem thêm: