Kỹ năng thuyết phục không phải là một quyền năng dùng để khuất phục người đối diện. Nó thực sự là một nghệ thuật, mà ở đó mục tiêu của người sử dụng là giúp 2 bên hiểu nhau và có những lựa chọn chính xác nhất. Dưới đây là bộ quy tắc thứ hai trong Seri bài viết về kỹ năng thuyết phục. Trong các bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích các khía cạnh khác nhau của chủ đề hấp dẫn này.

***

Trên thực tế, có rất nhiều thủ thuật được dùng để tăng mức độ thuyết phục trong từng lời nói của bạn. Chỉ cần một chút luyện tập và thái độ tự tin, bạn sẽ dần hoàn thiện kỹ năng của mình trong các hoàn cảnh khác nhau. 

Trong phần 1 của loạt bài về kỹ năng thuyết phục, chúng tôi đã đề cập đến những điều cơ bản. Dưới đây là những quy tắc tiếp theo trong bộ phương pháp hữu ích này.

Quy tắc 2: Kỹ thuật

1. Nghĩ nhanh hơn, nói nhanh hơn

(Dẫn ảnh: VideoHive)

Vào năm 1976, người ta đã làm một cuộc nghiên cứu về tốc độ và thái độ trò chuyện, kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Tính Cách và Tâm lý Xã hội. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng thuyết phục người tham gia rằng Cafeine không tốt cho sức khỏe của họ. Khi họ trò chuyện với tốc độ nói là 195 từ/phút thì người tham gia bị thuyết phục dễ dàng hơn so với tốc độ 102 từ/phút. Thông qua thí nghiệm này người ta đã rút ra một số kết luận quan trọng.

Có thể nói rằng, nói nhanh dường như hàm ý cho sự thông minh, khách quan và hiểu biết vượt trội. Bởi vì người nói nhanh cần yêu cầu tốc độ tư duy và khả năng ứng biến nhanh hơn. Khi ta nói với một tốc độ hợp lý, người nghe sẽ dễ dàng tiếp thu thông tin và chấp nhận nó. Nếu bạn nói quá chậm, người đối diện sẽ cảm thấy nhàm chán và tìm cách phản đối luận điểm bằng những suy nghĩ miên man. Tất nhiên, nội dung thông tin của bạn cũng cần phải thực sự chính xác, như ví dụ ở trên, cafeine thực sự không tốt nếu sử dụng quá nhiều.

(Dẫn ảnh: VKool.com)

195 từ/phút là tốc độ nói nhanh nhất mà người ta có thể sử dụng trong một cuộc hội thoại bình thường để người đối diện không cảm thấy khó chịu. Và 100 từ/phút là tốc độ tói thiểu của một cuộc trò chuyện thông thường. Tốc độ nói càng chậm thì mức độ tiêu cực trong nội dung nói càng cao.

2. Một chút tự tin cũng không phải là quá đáng

(Dẫn ảnh: designmax.com.hk)

Bạn đã bao giờ đưa ra lời khuyên cho một ai đó đang yêu chưa, và bạn đã có người yêu chưa? Thực tế có nhiều người được yêu cầu đưa ra lời khuyên tình cảm cho người khác, trong khi họ thực sự chưa trải một cuộc tình nào cả.

Nghiên cứu gần đây của Đại học Carnegie Mellon University chỉ ra rằng con người thích những lời khuyên đến từ những cá nhân tự tin, cho dù họ có thể không có một nền tảng kiến thức hay trải nghiệm nào đáng giá cả. Nói cách khác, tâm lý của chúng ta dễ bị đánh bại bởi sự tự mãn chứ không phải sự tinh thông của người đối diện.

3. Làm chủ cơ thể – Làm chủ chính mình

(Dẫn ảnh: Steemkr)

Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng, nó không chỉ giúp bạn tự tin hơn trong khi trò chuyện, mà thực sự có thể ảnh hưởng đến tâm lý người đang lắng nghe bạn. Một người với vẻ mặt căng thẳng và đang khoanh tay trước ngực chắc chắn sẽ khó nói chuyện hơn một người với hai tay dang rộng với nụ cười tỏa nắng.

Có một điểm đáng chú ý là, người ta cũng có xu hướng cảm thấy an toàn khi người đối diện bắt trước mình. Nếu họ đang ngả người, bạn cũng nên ngả một chút ra sau ghế. Nếu họ đang chống cằm thì bạn cũng nên làm như vậy. Tất nhiên, đừng hành động một cách thiếu tự nhiên, bởi chúng có thể có tác dụng ngược lại. Thực tế, trong một cuộc trò chuyện đầy cảm hứng, người ta sẽ thực hiện các hành động giống nhau một cách vô thức.

Nếu bạn có vẻ khó gần, thu mình, và không muốn thỏa hiệp, mọi người sẽ không muốn lắng nghe bạn. Kể cả khi bạn nói hoàn toàn đúng, họ cũng chỉ nhìn vào ngôn ngữ cơ thể bạn thôi. Hãy cẩn trọng với cử chỉ của mình cũng như cẩn trọng với lời nói.

4. Nhất quán trong lời nói và hành động

(Dẫn ảnh: Hipwee)

Có một ví dụ rất hay để nói về sự nhất quán trong cách thuyết phục: Một ứng cử viên tổng thống ăn mặc rất trang trọng đang trả lời câu hỏi của giới báo chí: “Vì sao nhóm người ủng hộ ông đa số là 50 tuổi trở lên”. Ông này vung tay và khẳng định mãnh liệt rằng: “Tôi đồng cảm với thế hệ trẻ”.

Tất cả mọi thứ của ông ta đều không đồng nhất, ngôn ngữ hình thể, cử động đi ngược lại lời ông ta nói. Một lời nói nhẹ nhàng nhưng hành động đi kèm lại quá quyết liệt không cần thiết khiến mọi người nghĩ rằng ông ta đang nói dối.

5. Kiên nhẫn, sự khác biệt của kẻ hay và người dở

(Dẫn ảnh: ADN 40)

Khi ai đó đã quyết tâm từ chối bạn, đừng khăng khăng ép buộc họ, nhưng cũng đừng chán nản vì luôn có những cánh cửa khác chào đón bạn ở ngoài kia. Bạn không thể đủ sức thuyết phục tất cả mọi người, đặc biệt là khi bạn chỉ mới bắt đầu vận dụng nó. Như người xưa thường nói: “Đường dài mới biết ngựa hay”.

Một người có sức thuyết phục tốt là người luôn liên tục yêu cầu thứ họ muốn ngay cả khi có vài người từ chối. Không một nhà lãnh đạo hay doanh nhân thành đạt nào lại từ bỏ ngay khi bị từ chơi lần đầu tiên. Ví như Abraham Lincoln từng thất bại rất nhiều lần trước khi trở thành một trong những tổng thống vĩ đại nhất của Hoa Kỳ. Ông từng mất mẹ, ba con trai, con gái, thất bại trong kinh doanh và thua 8 cuộc tranh cử trước đó.

Nguyên Trực