Chữ Thọ trong văn hóa xưa

Cách đây đã lâu, nhân một học trò đi chúc thọ người quen, tôi nhìn thấy bức trướng người ta treo trong bữa tiệc, rồi chụp được tấm hình từ xa mờ mờ ảo ảo. Tôi nhìn mãi không ra. Nói qua nói lại, cậu học trò gửi cho tôi một cái chữ nhỏ như thế này. Phải dùng kính lúp tôi mới thấy được. Chợt “à” lên một tiếng thú vị. Hóa ra mình quá máy móc. Chỉ cần người ta nói bối cảnh là biết chữ THỌ rồi mà cũng bày đặt, cho nó cẩn thận, cẩn tắc vô áy náy…

  phuc phan 2

Vâng. Đây là chữ Thọ (). Các bạn cứ lấy viết tách cái chữ “Thọ” này xem có bao nhiêu chữ Con trong cái chữ Mẹ này nhé! Nếu nhìn từ trên xuống:

Thứ 1 là chữ Sỹ [士]

Thứ 2 là chữ Nhất [一]

Thứ 3 là chữ Công [工]

Thứ 4 là chữ Nhất [一]

Thứ 5 làchữ Khẩu [口]

Thứ 6 là chữ Thốn [寸]

Có lẽ tách ra như vậy thì dễ nhận diện. Logic học gọi đây là thao tác phân tích. Thực ra, nói gọn thì chữ Thọ có 5 chữ thôi. Hai chữ Nhất ở vị trí thứ 2 và 4, nó gộp lại thành chữ Nhị [二].

phuc phan 3
Quá trình hình thành chữ Thọ

Trước hết là chữ Sỹ, nói về người có trí tuệ, có học, có hiểu biết nhiều. Người ấy không chỉ am hiểu mọi môn khoa học mà còn là bậc minh triết trong trường đời, trong thương trường, trong kinh nghiệm ứng xử linh hoạt với người với vật…

Chữ Thứ hai Nhị. Trong chữ Thọ này, nó tách ra thành 2 chữ NHẤT kẹp chữ CÔNG vào giữa. Nghĩa cụ thể nhất là 2 vợ chồng. Họ hòa thuận với nhau, sẵn sàng tát cạn bể Đông thì việc mua cả khu biệt thự to đùng cũng có nhằm nhò gì. Thực ra, vợ chồng hòa thuận cùng tạo ra Công danh, Công Đức, Công quả; là một quá trình của Công lao, Công suất. Ngay cả chuyện hằng ngày ra chăm bông lan, cắt tỉa cây cảnh, sơn lại lồng chim thì của: “Nghề chơi cũng lắm Công Phu”…

Như vậy, muốn “Thọ mệnh” thì vợ chồng phải chung ý, chung lòng suốt 24/24 trong một ngày; 3 vạn 6 ngày trong một đời đấy nhé. Người xưa nói số 2 một cách “văn chương” thế này: “Trăm năm gắn bó đôi điều Một Hai”

Chữ Nhị tách thành 2 chữ Nhất nhưng chúng lại ôm chữ CÔNG. Nó gắn kết, nghĩa vụ. Hẳn nhiên, Sỹ Nam và Sỹ Nữ phải có đầy đủ trí thức để tạo nên cơ đồ sự nghiệp, “bên trong có ấm thì ngoài mới êm”.

Ngày nay chúng ta thường chê ngày xưa rồi gán ghép cho cha ông mình phong kiến “trọng nam khinh nữ” là chưa thấu đáo; là bất công với văn hóa của cha ông. Chữ Nhị ở trên có phân biệt “đực cái”/ gái trai gì đâu. Không có 2 thì chẳng quản được và cũng chẳng sáng tạo được CÔNG.

Hiểu đơn giản, muốn Thọ phải không được nghèo, phải sống hạnh phúc, 4 mắt 2 thân phải nhìn một hướng. Tuy nhiên chữ NHỊ này nó còn là dấu hiệu của giới hạn tuyệt đối, là không gian tồn tại cơ đồ sự nghiệp chân chính. Chữ Nhị còn là ẩn dụ của chữ Nhân, nghĩa là yêu thương nhân ái, biết vì người mà chịu thiệt thòi, luôn nghĩ quyền lợi của người khác trước lúc nghĩ tới lợi ích của mình. Đó là vợ chồng có Thiện Tâm nên nhất định sẽ có Phúc Báo.

Chữ thứ 4 là KHẨU

Đề tài này mênh mông. Có lẽ Đông Tây kim cổ có hàng ngàn vạn những châm ngôn, những câu chuyện nói về cái mồm, cái miệng. Mở mồm là Nghiệp. Nói với cái Tâm xấu nhất định tạo Ác Nghiệp. Nói với Tâm Thiện cũng là Thiện Nghiệp. Người xưa không đi tu cũng tự giác tu miệng. Họ nói về khẩu nghiệp. “Lời nói đọi máu”. Nói dối, nói Ác, nói hai lưỡi, nói lừa mỵ… là 4 cái Ác dẫn tới Thân, Khẩu, Ý trong “thập ác bất xá”.  Muốn THỌ, phải biết tu khẩu. “Thần khẩu hại xác phàm”, lời nói có thể đem tới “tai bay vạ gió”..

Tuy nhiên, nói với người biểu hiện từ tâm từ bi, lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu lại là tích Phước, tích Đức. Bởi lời nói luôn dẫn đường cho hành động. Chúa nói: “Khởi đầu là Lời”, Đức Quán Âm nói lời Diệu Âm cứu khổ cứu nạn… Cho thấy lời nói có ý nghĩa thế nào. Ông cha ta ngày xưa rất coi trọng Văn Chương. Nó có thể chở Đạo. Nó dạy cho người ta nói lời Chính, dạy cho cả vợ chồng con cái những lời Đạo Đức. Đây là cái nền tảng cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi thời đại được thăng hoa…

phuc phan 4

Chữ cuối là THỐN, biểu hiện những không gian, thời khắc ngắn. Nó định lượng những giá trị cụ thể. Nó là đo đếm chính xác. Người ta sống có chừng mực, biết dừng ở đâu, biết đủ ở đâu, biết mỗi thời mỗi khắc trôi qua mình Khắc Kỷ Phục Lễ đến đâu. Tự mình biết tiết chế từng hành vi cử chỉ trong cuộc sống, phải gương mẫu, phải quy phạm để cho bộ máy gia đình chạy êm, bình ổn…

Chữ Thốn có mặt trong chữ NẠI (耐) trong từ Nhẫn Nại. Có mặt trong chữ PHÓ (付 ) trong từ Giao Phó, Phó Xuất: Quy luật vũ trụ không mất thì không được, phó xuất nhiều bao nhiêu thì sẽ được hưởng thụ nhiều bấy nhiêu.

Như vậy, chữ Thốn ở đây có hàm nghĩa của chữ Nhẫn, chữ Thiện.

Trong ba chữ Phúc, Lộc và Thọ thì hai chữ đầu bên trái đều có chữ THỊ biểu hiện yếu tố Thần Linh chi phối trực tiếp. Riêng chữ THỌ nó có vẻ ” trần tục, trần thế ” hơn.

phuc phan 5

Bức tường có một trăm chữ viết khác nhau về chữ Thọ

Vì sao người xưa nói: Có Phúc Phận thì mới có Thọ, Phúc Thọ là quả của Nhân Đức?

Người xưa nói chữ là nói Đạo Đức.

Chữ Thọ cũng nói cho ta những yếu tố của tính cách, của nhân cách cần thiết cho việc hình thành một con người TỐT. Chỉ có thể là người tốt, sống đường đường, chính chính, không ham tranh đấu giành giật lợi ích của người khác thì tâm mới tĩnh, ăn ngon ngủ yên… Nội điều ấy đã giúp người ta Thọ rồi.

Thử nói lại: Người có Thọ phải là Sĩ, được xếp là giai cấp đầu tiên, được xã hội trọng vọng. Sĩ là từ để chỉ tầng lớp trí thức, những người có học có hiểu biết về chữ nghĩa (thầy đồ, thầy thuốc, quan lại, học trò). Tầng lớp này nhìn chung có cuộc sống nhàn nhã, suốt ngày chăm chỉ đọc sách, am hiểu đạo lý thánh hiền. Họ làm văn, ngâm thơ để bày tỏ cái Chí và để tải Đạo của Thánh Hiền. Những người Quốc Sĩ xưa nay còn có những phẩm chất đặc biệt khác có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Những con người bình dân muốn thay đổi cuộc sống gần như chỉ có con đường duy nhất là học và thi khoa cử. Trong gia đình kẻ sĩ, người vợ phải tần tảo sớm hôm lo việc đồng áng, canh cửi để nuôi chồng. Nếu chồng thi đậu khoa cử, người vợ sẽ trở thành bà thám, bà bảng hay là mợ cử, mợ tú. Nếu chồng thi trượt, người vợ vẫn có thể hãnh diện với danh vợ thầy đồ làng hay là vợ tú tài.

Người có Thọ là người sống Nhân Hậu. Chữ Nhị ở trên đã cho ta liên tưởng tới chữ Nhân.

Người có Thọ phải là người có sự nghiệp. Chữ Công cho thấy thành quả của công sức, đồng thời cho thấy người này luôn vì việc chung mà cống hiến.

Người có Thọ là phải Tu Khẩu. Lời nói được uốn lưỡi 7 lần, không hồ đồ; không chuyện phiếm, không thị phi, không tranh hơn thua vì khẩu khí…

Người có Thọ phải Nhẫn nại, phải Phó Xuất, luôn chịu thiệt về mình. Đây đã là tiêu chuẩn của người tu luyện rồi. “Không tu mà thể như tu mới là”.

Người có Thọ là phải trải qua sóng gió ba đào, những thử thách sinh tử trong đời. Dù họ gặp hoàn cảnh khó khăn nào cũng không để trong Tâm. Như cây Đào đến Xuân là bung nở sắc đào, đến mùa là cho ta những trái Đào chín ngọt, thơm ngon…

Bởi Thọ để tồn tại, Thọ để Sống là hai điều khác nhau. Thọ để cho kiếp sau hoặc thăng hoa sinh mệnh, “phản bổn quy chân” để viên mãn lại là một suy nghĩ khác, bước lên thuyền để rời bến Mê rồi.

Viết tới đây chợt nhớ về một người bà con, gia đình toàn là giáo sư tiến sĩ luôn lên TV nói về thuốc về sức khỏe nhưng phải thuê không biết bao nhiêu người đến chăm sóc cho bà mẹ sống đời thực vật đến gần 20 năm. Lại có ông anh lâu lâu lại lên thông tin đại chúng, hết TV rồi vào FB nhờ người tìm cha lạc. Cụ gần 100 tuổi rồi. Người rất khỏe nhưng hầu như không còn trí nhớ, tư duy… Tôi vẫn cho rằng, như vậy không đúng chuẩn của chữ Thọ mà cha ông mình quan niệm.

Tôi cũng chợt nhớ về một cô học trò cũng rất háo hức, hào hứng đi chữa bệnh sau khi có chút công năng. Cô đã khóc hết nước mắt vì mắc chứng ung thư vòm họng. May cùng tu luyện với tôi mà lành. Càng hiểu sâu hơn chữ Thọ. Càng dùng nội lực của mình mà tự nghiêm khắc với chính mình để theo chuẩn mực Đạo đức thì càng thọ. Những người tu luyện chính đạo chân chính sống khỏe và lâu có lẽ cái gốc là chỗ này.

phuc phan 6

Dính đến chữ Thọ là dính vào trái đào. Trong ba ông Phúc, Lộc, Thọ mà người ta hay treo tranh hoặc chưng tượng thì ông THỌ dễ nhận diện nhất. Ông già mà mặt mày đỏ au bầu bĩnh như đứa trẻ mới mấy tuổi. Ông chống cây gây gỗ Lê cong queo nhưng có dáng dấp vừa đẹp tự nhiên, vừa vững vàng. Cái đầu lơ thơ của ông như hình một trái Đào. Có lúc, ta thấy Tiên Nữ Ma Cô dâng cho ông một trái Đào Tiên mà lão Bật Mã Ôn họ Tôn ăn trộm trên Thượng Giới.

Hươu là LỘC, Dơi là PHÚC và Đào là Thọ. Đây là một suy diễn đồng âm rất  thú vị. Chữ Thọ, xét theo thứ tự nói trên là: Sỹ, Nhất, Công, Nhất, Khẩu, Thốn. Sau đó thêm vào bên trái chữ Thọ này bộ Thủy. Nó tạo thành một kết cấu mới, một chữ hoàn toàn mới, được đọc là: ĐÀO, nghĩa là sóng lớn có thể gây tai họa cho thuyền bè. Người Việt mình hay gọi là Sóng Cả: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.

Tiếng Hán còn có một chữ đồng âm với Đào nữa đó là cây Đào. Hoa thắm như má thiếu nữ. Người xưa hay vẽ cảnh Tiên Cô dâng Đào.

Như vậy, nếu nhìn vào cấu trúc chữ Hán tượng hình thì chữ ĐÀO bỏ chữ THỦY (nước) thành chữ Thọ. Nói ngược lại: chữ THỌ thêm vào bộ THỦY thành chữ ĐÀO.

Tiếp theo, liên tưởng bằng ÂM THANH thì ĐÀO là SÓNG và có chữ ĐÀO nữa là cây ĐÀO ra hoa mùa xuân, cho  trái ĐÀO ăn rất ngon. Chỉ cần đọc Tây Du Ký ta thấy trái Đào ở những nơi Tiên Cảnh hoặc nơi Thần Tiên thường là thứ quả cho người ta Trường Thọ. Ngay chuyện Trạng Quỳnh của chúng ta cũng có người dâng Vua Đào Trường Thọ. Trạng dám phạm thượng ăn Đào ấy rồi cũng không bị chết chém.

Từ Thọ sang Đào là một liên tưởng bằng thị giác. Từ Đào (sóng) sang Đào (quả) là một liên tưởng bằng âm thanh. Đây là hai từ Đồng Âm chúng không có quan hệ với nhau về nghĩa. Vậy mà, THỌ dính dáng tới quả Đào. Thật là thú vị.

phuc phan 7

Trong Tam Đa, Phúc, Lộc và Thọ người ta hay ghép Phúc Thọ lại với nhau để nói về nhân quả của những người nhiều nhân đức. Những ai sống hợp với Thiên Mệnh với quy luật vũ trụ thì thường được chư Phật hoặc Sáng Thế Chủ ban cho Phúc Thọ và Thiện Báo.

Trường phái tu luyện Đạo Gia thường quan tâm tới tu Mệnh. Thân Mệnh của những vị Tiên thường trường sinh bất lão. Theo truyền thuyết thì ông Tổ Đạo Gia Lão Tử ở trong bụng mẹ cả 10 năm. Khi sinh ra đã là một đứa trẻ nhìn như một ông già. Lão Tử sống rất Thọ. Khi viết Đạo Đức Kinh ông đã gần 90. Và ông đã rời thế nhân phản trắc này để sống ở một thế giới khác với tuổi thọ dường như bất tử.

Theo các truyền thuyết tôn giáo thì các nhân vật trong Kinh Thánh, trong Thần Thoại, sống cả ngàn năm là chuyện thường.

Đứng tại góc độ người thường thì sống lâu mà mạnh khỏe là hạnh phúc. Thực ra những Chính Pháp đều giảng về sinh mệnh, về Nguyên Thần bất diệt. Sống lâu là có đủ thời gian để tu thành viên mãn, tu thành đắc Đạo. Sống lâu là để tu luyện, để phản bổn quy chân. Tu mệnh là thăng hoa tầng thứ chứ không chỉ đơn giản là sống cuộc trăm năm mà vướng thất tình lục dục.

Phật Gia cho rằng ngàn năm đầu thai mới được Thân người. Được Thân này mà lại có Thọ nữa thì đó là điều kiện cần và đủ cho người ta tu đắc Đạo. Thọ rất cần. Bởi kiếp sau liệu có được thân người để tu luyện và thay đổi rốt ráo sinh mệnh của mình không?

Người Thọ thường là người khỏe ít mắc bệnh. Đây là điều kiện hết sức cần thiết cho một người bước vào tu luyện. Dù ở mức thấp nhất làm người tốt hay cao hơn là theo Đạo, theo Phật.

Mang thân đầy bệnh, không có Thọ thì không thể tu thành. Người đời cũng thường nói cái Mê của mình:

Khi trẻ dùng sức khỏe để làm ra tiền
Khi già dùng Tiền để mua sức khỏe.

Liệu có thể dùng Tiền mua được Thọ không? Có Phúc Phận thì mới có Thọ. Trong Phúc đã có Thọ. Mà Phúc lại nhờ một thứ năng lượng rất quan trọng mới có nó. Đó là ĐỨC. Phúc Thọ là quả của Nhân Đức:

Người trồng cây cảnh người chơi
Ta vun cây Đức để đời mai sau.

La Vinh

Tiểu mục Văn thơ là bức ký họa thơ ca, tản văn, âm nhạc mà chuyên mục Văn hóa Thời báo Đại Kỷ Nguyên muốn dành tặng cho độc giả, để tìm về với nơi thuần khiết sâu thẳm nhất của chính mình, như một nốt lặng trầm quý giá trong bản nhạc cuộc sống thường nhật ồn ào, sôi động.

Xem thêm: