Văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa lâu đời và phong phú nhất trên thế giới. Trong đó ẩn chứa rất nhiều những tinh hoa, kỳ diệu và bí ẩn về Thần tiên, con người, trang phục, chữ viết…

Người ta không chỉ biết chính xác vận mệnh của một người qua tướng mạo của họ mà chỉ cần nhìn một người đặt bút viết ra một chữ nào đó thì cũng đã thể hiện rõ ra vận mệnh của người ấy rồi!

Chúng ta cùng tìm hiểu về “thuật đoán chữ” – một trong những tinh hoa của văn hóa truyền thống Trung Hoa!

1. Hai người cùng viết chữ “串” (Xuyến) nhưng có tương lai trái ngược

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Ngày xưa có một thư sinh, trước khi đi thi đã đến nhà một vị tiên sinh đoán chữ nổi tiếng để hỏi về đường công danh của mình sau này sẽ ra sao. Khi đến nhà vị tiên sinh đoán chữ này, thư sinh ấy đã gặp một thư sinh khác cũng đến hỏi.

Vị tiên sinh đoán chữ ấy bảo thư sinh này viết một chữ bất kỳ. Thư sinh liền đặt bút viết lên chữ “串” (Hán việt: Xuyến, có nghĩa là xuyên suốt, kết ghép).

Vị tiên sinh đoán chữ chúc mừng anh ta và nói: “Thư sinh thậm chí đỗ của hai kỳ thi liền! Bởi vì trong chữ “串” có hai chữ “中”!” (Chữ “中” , Hán Việt là: Trúng, có nghĩa là đỗ, khảo trúng).

Thư sinh kia cũng đặt bút viết lên chữ “串”, giống hệt như vị thư sinh ban nãy và thỉnh mời tiên sinh đoán chữ. Tiên sinh đoán chữ nói rằng: “Không hay rồi! Thư sinh chẳng những không có hy vọng gì trong kỳ thi này, mà e rằng trong người còn có bệnh nặng rồi!”

Thư sinh này khó hiểu, không phục nói: “Tại sao cùng viết một chữ mà kết quả lại khác nhau quá như vậy?”

Tiên sinh đoán chữ nói: “Thư sinh vừa nãy hạ bút viết chữ là trong lòng không có toan tính gì, vô tâm mà viết nên có thể thi đỗ cả hai kỳ thi liền. Còn thư sinh là cố tình, cố tâm mà viết, nên chữ “串” có thêm chữ “心” sẽ thành chữ  “患” (Hán Việt: Hoạn, có nghĩa là hoạn nạn, bệnh tật), cho nên thư sinh là đang có bệnh rồi!”

Về sau, những lời tiên đoán của vị tiên sinh này quả nhiên hoàn toàn linh nghiệm!

2. Ba người cùng viết chữ “因” (nhân), có vận số khác nhau

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Năm 1747 năm Đinh Mão thời vua Càn Long, sau kỳ thi Hương ở Phúc Kiến, thí sinh Tạ Đình Quang nghe nói ở Hồng Sơn Kiều có một vị giỏi vềđoán chữ nên đã rủ một số người bạn của mình cùng đi thăm hỏi.

Tạ Đình Quang viết chữ “因” (Hán Việt: Nhân, có nghĩa là nguyên nhân) rồi hỏi xem kỳ thi Hương này có đỗ không.

Vị thầy đoán chữ nói: “Trong bờ cõi này có một người, chúc mừng thư sinh là người đỗ đầu bảng trong khoa thi năm nay!” (Giải nghĩa: Chữ  “因” có thể hiểu là gồm chữ “囗” (Vi, nghĩa là bờ cõi) và chữ “一” (Nhất, nghĩa là một) và chữ “人” (Nhân, nghĩa là người)).

Một người bạn của Tạ Đình Quang nói: “Tôi cũng muốn dùng chữ “因” này, thỉnh mời ngài xem cho tôi một chút!”

Vị thầy đoán chữ nói: “Kỳ thi này e rằng không có phần của thư sinh rồi! Nhưng sau này sẽ được ân huệ của bạn học mà có hy vọng được thăng quan tiến chức nhanh chóng!”

Ông giải thích: “Chữ  “因” mà vị thư sinh lúc nãy viết là “vô tâm”, “vô ý” mà viết ra. Còn chữ “因” của thư sinh thì là “cố ý” là “có tâm”(“心”mà viết ra nên sẽ thành chữ “恩” (ân, ân huệ)”.

Một thư sinh đi cùng liền chỉ chiếc quạt gỗ trong tay vào chữ “因” ấy và nói: “Tôi cũng dùng chữ “因” (nhân) này, thỉnh ngài xem xem công danh của tôi sẽ thế nào?”

Thầy đoán chữ nhíu mày và nói: “Chiếc quạt gỗ của ngài vừa vặn chỉ đúng vào chữ “因” này thì là thành chữ “困” (Nghĩa: Khốn khổ, khốn đốn), nên e rằng cả đời này ngài sẽ mãi là thư sinh nghèo thôi!”

Về sau, vận mệnh của cả ba người bạn học này đều chuẩn xác y như lời tiên đoán của vị thầy này.

Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Mai Trà biên dịch