Nhân viên hàng không thường thích nuôi rùa với hy vọng sau mỗi lần làm nhiệm vụ đều có thể bình an trở về. Tuy nhiên, bí mật của may mắn thực sự ở đâu?

Nơi tôi đang làm việc, các đồng nghiệp thường nuôi “kim quy” là thú cưng. Chữ “quy 龜” (rùa) đồng âm với chữ “quy 歸” (trở về), đều đọc là “Guī”. Nghề hàng không cũng có những yếu tố rủi ro nên dân trong ngành thường nuôi rùa, với hy vọng sau mỗi lần làm nhiệm vụ đều có thể bình an trở về, tránh gặp phải bất trắc bên ngoài. Nhiều bạn bè làm doanh nghiệp thì nuôi vì hy vọng kim cương vàng bạc châu báu quy tụ về… (Cơ trưởng Nguyễn Tuấn Dũng)

Thực ra, rùa vốn không phải là con vật tầm thường. Rùa được coi như linh vật. Trong Kinh Phật thường dùng rùa vàng (Kim quy) để ví với Phật tính thấu hiểu sinh tử, có thể đến bờ biên kia của cõi niết bàn.

Ảnh cung cấp bởi TGĐ Vương Chiêu Minh

Tại sao rùa vàng lại dùng để biểu thị Phật tính?

“Nhân chi sơ, tính bản thiện”, con người khi sinh ra vốn dĩ là lương thiện. Nhưng trong dòng xoáy cuộc đời, tính bản thiện ấy mai một mất dần, con người trong dòng chảy của tranh đấu tiền tài, địa vị, danh lợi đã đánh mất đi bản tính thuần thiện nguyên sơ, những phẩm đức tốt đẹp mà Thần ban cho khi vừa mới sinh ra.

Ngày nay, con người vì danh lợi mà không ngừng đấu đá, sát phạt lẫn nhau, đồng nghiệp coi nhau như địch nhân vậy. Kẻ buôn bán thì chẳng ngần ngại mà đầu độc nhau bằng thực phẩm, chỉ vì chút lợi trước mắt. Vì dục vọng mà không ngần ngại đánh mất nhân cách, nên xã hôi chìm trong đủ thứ suy thoái đạo đức: ngoại tình, giết hại lẫn nhau…

Thế nên thi thoảng mạng xã hội lại được một phen xôn xao vì những vụ tranh chấp tình tiền, nữ không đoan chính, nam không chung thuỷ, người ta ra công đường nhưng không còn tin vào công lý, bởi vì công lý cũng được thao túng bởi tiền hoặc quyền lực… Suy thoái đạo đức khiến co người mất niềm tin, mất phương hướng. Thế rồi người ta chỉ còn biết than trời rằng: Không biết cái xã hội này rồi sẽ đi về đâu.

Con người có Phật tính và ma tính, cũng như có Thiện và có Ác, có chính và có tà. Phật tính chính là bản tính Thiện. Không còn Phật tính thì ma tính chi phối khiến cho không việc xấu nào không dám làm. Người có Phật tính là người hướng Thiện, muốn tu dưỡng bản thân theo những chuẩn mực đạo đức mà Phật đã ban cho con người, biểu hiện tối cao là Chân  – Thiện – Nhẫn.

Con người có Phật tính và ma tính, Phật tính là hướng thiện, ma tính là làm điều xấu. Ảnh dẫn theo aracare.jp

Phật gia giảng rằng “phản bổn quy chân” chính là biểu thị “Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương”. Chữ quy (trở về) trong đạo lý Phật Pháp là biểu hiện của sự giác ngộ cao nhất. Một người nếu có thể nhận ra mình đã tha hoá trong “thùng thuốc nhuộm’ của xã hội mà xuất tâm muốn “quay trở về”, trở về với bản tính thiện lương nguyên sơ là cội nguồn của sinh mệnh thì nhà Phật cho rằng, đó là sự giác ngộ khiến mười phương chấn động. Chính là Phật tính xuất lai.

Vì lẽ ấy mà Kim quy (rùa vàng) trong kinh điển Phật giáo được coi như biểu hiện của Phật tính, của sự giác ngộ quý giá nhất, chính là “quay trở về“. Thuyết rằng, một người có Phật tính, thấu hiểu sinh tử, có thể đến bờ biên kia của cõi niết bàn, tức là viên mãn.

“Quy” – rùa còn là biểu tượng tam tài: Thiên –  Địa – Nhân. Lưng rùa (quy bối) cong tròn lên, tượng trưng cho vòm trời; yếm rùa (phúc giáp) phẳng và có góc cạnh, tượng trưng cho đất, ứng với thuyết thiên viên địa phương (trời tròn đất vuông). Rùa mang hình tượng trời và đất, chân rùa là cột chống đỡ bầu trời. Còn yếu tố thứ ba: Nhân? Chính là hàm ý rằng, con người giác ngộ được “phản bổn quy chân” thì chính là báu vật đời người. Đối với nhà Phật, niệm ấy trân quý nhất. Con người khi Phật tính xuất lai thì khiến Đức Phật và các sinh mệnh trông tầng tầng vũ trụ cũng cảm khái vô cùng.

Hình rùa trong văn hóa truyền thống. Ảnh dẫn theo uxuryliving.com.vn

Vì thế, Quy được xem là vật trân bảo, là quốc bảo. Kinh Thư (Hạ Thư – Vũ Cống) có câu: Vua Ninh Vương di tặng cho ta con rùa lớn rất quý báu dùng để xem mệnh Trời. Lân, phượng, rùa và rồng được gọi là tứ linh. Trong tứ linh chỉ có quy là có thật còn ba linh vật kia là huyền thoại, chỉ nghe nói, chưa ai thấy. Quy đứng đầu tứ linh. Theo Vương Hữu Tam, sùng bái tứ linh, nhất là sùng bái rùa là một hình thức của tôn giáo nguyên thủy của Trung Hoa cổ đại.

Quy trân quý được coi như linh vật, biểu tượng của giáo lý nhà Phật nhưng không phải là bởi rùa mang lại may mắn, tiền tài, phúc lộc. Con người thường lấy tâm phàm mà đo lường bụng Phật nên không cách nào hiểu được Phật Pháp. Kỳ thực, điều mang lại may mắn, phúc báo, chính là khi con người “quy chân”, có thể hướng Thiện mà quay trở về với bản tính thuần thiện, thanh cao, Phật gia gọi đó là: bản tính thuần chân tiên thiên (bản tính tốt đẹp trời phú ban đầu).

Là người trong nghề, may mắn giác ngộ Phật Pháp, tôi thường chia sẻ với mọi người là nếu có thể phản bổn quy chân, quay về với bản nguyên thuần phác, tự quy chính lại mình theo tiêu chuẩn đạo đức tốt đẹp Icủa vũ trụ, thì không lo sợ điều bất trắc, tự nhiên sẽ có thể thay đổi số mệnh, cũng có thế thay đổi tướng mạo…. Bất luận phúc báo nào đều là có căn nguyên của nó, giống như tài phú sẽ đến từ việc năng làm từ thiện, sự tôn quý đến từ sự khiêm nhường, dung mạo xinh đẹp sẽ đến từ tính ôn hòa thuần thiện. (Cơ trưởng Nguyễn Tuấn Dũng)

Người sống theo lời Phật dạy thì sinh mệnh sẽ được bao bọc trong ánh hào quang của Phật Pháp. Vậy nên người xưa mới có câu: Chính nhân quân tử thì chẳng sợ quỷ sợ ma. Hiểu đạo lý ấy tôi mới hiểu vì sao Phật gia giảng: “quay đầu là bờ”.

Nhân sinh như mộng, con người trong mê mà đắm chìm trong danh lợi, dục vọng. Biết đến khi nào mới giác ngộ, trở về?

Lam Thư

Xem thêm:

Từ Khóa: