Người thành tâm kiên chí, noi theo chỉ thị của Phật dăn dạy sẽ dần thoát ly khỏi bể khổ. Không cố gắng kiên chí và thành tâm thì vĩnh viễn không thoát ly nổi bể khổ.

Một vị tín đồ thành kính và sùng bái đạo đang lúc gặp phải một trận lũ lụt, bèn leo lên trên mái nhà lánh nạn. Tuy nhiên đại hồng thủy cứ dần dâng cao mênh mông, xem chừng nước đã muốn ngập chạm đến bàn chân, tín đồ vội vàng hướng Phật cầu cứu và khấn rằng: “Phật Tổ đại từ đại bi xin hãy nhanh đến cứu con đi ạ!”

Không lâu sau đơn độc một chiếc thuyền gỗ lướt tới, người trên thuyền muốn cứu tín đồ, nhưng anh ta lại nói: “Ta không gọi ngươi đến cứu, Phật Tổ sẽ tới cứu ta.”

Và người kia lại một mình với chiếc thuyền gỗ rời đi. song nước lớn vẫn đang không ngừng tiếp tục dâng cao, rất nhanh đã cao tới lưng chừng đùi của vị tín đồ. Tín đồ mười phần lo lắng cả mười, lập tức hướng về Phật tổ mà phát tâm cầu cứu.

Khi này lại chèo tới một chiếc thuyền, người trên thuyền hướng dẫn tín đồ những yêu cầu sao cho lên thuyền được an toàn, anh ta không những đã cự tuyệt, lại còn nói rằng: “Ta không muốn (thích) chiếc thuyền này, Phật Tổ sẽ đến cứu ta.” Và thế rồi chiếc thuyền đơn độc kia cũng đã rời đi bỏ lại tín đồ phía xa xa.

Chẳng mấy chốc nước đã dâng cao ngập đến ngực, tín đồ tiếp tục hướng về Phật Tổ khẩn cầu bật to ra thành tiếng trong lo lắng. Nước lũ thuận theo hồng thủy vẫn cứ không dừng dâng nhanh, tín đồ thở dài trong tâm trạng than thở, vô vọng.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Chính ngay lúc ấy, một vị thiền sư với dáng chèo thuyền cấp bách vội đến cứu được anh ta. Vị tín đồ được cứu nói với thiền sư trong tâm trạng giận dỗi đầy oán trách: “Ta đối với Phật đã thành kính như thế, nhưng Phật Tổ lại không tới cứu giúp khi ta đang gặp nạn.”

Vị thiền sư trầm lắng nói một cách thâm sâu: “Người thật sự đã trách oan Phật rồi. Phật đã mấy lần hóa tác cho thuyền đến cứu người, người lại chưa hài lòng hết chê thế này thế kia, đã cự tuyệt rồi bỏ qua hết lần này đến lần khác, xem ra Phật và người vô duyên (không có duyên) rồi.”

Đạo Phật thuyết rằng: “ Độ người hữu duyên”, Phật từ bi vô ngã, đã cho thuyền lành vượt trong lũ lớn và thoát khỏi đảo lộn lật úp, đã vì Phật tính của tất cả chúng sinh là bình đẳng, hữu tình mà chỉ thị dậy bảo cụ thể cho hết thảy tất cả các bản tính khác. Căn cứ vào căn tính khác nhau của chúng sinh, mà khai mở mọi ngả mọi nẻo hết thảy các phương tiện rộng lớn trong thế gian. Nguyên cơ giảng Pháp, là để lần lần hướng người ta sang đường thiện.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Người thành tâm kiên chí, noi theo chỉ thị của Phật dăn dạy sẽ dần thoát ly khỏi bể khổ. Không cố gắng kiên chí và thành tâm thì vĩnh viễn không thoát ly nổi bể khổ. Cho nên nói: Điều gọi là Phật độ ấy kỳ thực là những gì chúng sinh chiểu theo Phật Pháp chỉ thị để tự ngộ, tự độ, tự cứu lấy mình mà thôi!

Có một vị tín đồ nọ đứng dưới mái hiên tránh mưa, nhìn thấy một vị thiền sư cầm chiếc ô đi ngang qua, liền gọi lớn: “Thiền sư, xin người hãy phổ độ chúng sinh ạ! Cho tôi đi nhờ một đoạn có được không?”

Vị Thiền sư thấy vậy mới nói: “Ta đang đi ở trong mưa, còn người ở dưới mái hiên, dưới mái hiên không hề mưa ướt, người không cần ta độ giúp!”

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Vị tín đồ bèn lập tức bước ra khỏi mái hiên, đứng dưới trời mưa và nói: “Hiện tại tôi cũng ở trong mưa, nên giúp đỡ tôi được chưa?”

Vị Thiền sư: “Người cũng ở dưới mưa, ta cũng ở dưới mưa, ta không bị mưa thấm ướt, bởi vì có chiếc ô; người bị mưa thấm ướt, vì không có chiếc ô. Cho nên không phải ta độ được người, mà là chiếc ô độ giúp ta. Người muốn được độ, không cần tìm ta, tự đi mà tìm một chiếc ô!”

Trong chuyện này vị thiền sư không bằng lòng chia chung ô, đây là đại từ bi của thiền sư — Con người muốn được cứu độ không thể mong vào người khác chỉ bảo mà còn nên cần phải dựa vào chính mình.

Tự mình có chiếc ô, mới có thể khiến mưa không thấm ướt, đạo lý cũng vậy, tự mình có chân như Phật tính, tự nhiên cũng sẽ trở thành tuy ở phàm trần mà không có chỗ nào để bụi nhơ bám lên được!

Theo Secretchina

Tâm Nguyễn (dịch)

Xem thêm: