Qua lịch sử, phim ảnh, chúng ta thường thấy các tướng thời cổ đại đều không hề dễ dàng bị chết trận. Hay nói đúng hơn là tướng quân không thể chết trên chiến trường, vậy điều này là vì nguyên nhân gì?

Chúng ta có thể điểm qua một số nguyên nhân sau:

1Thông thường trong chiến tranh, tướng quân là đối tượng quan trọng cần phải được bảo vệ, càng là tướng cấp cao thì càng cần phải được bảo vệ. Bởi vì, một khi tướng quân chết trận, thì quân đội sẽ không lập tức tìm được một tướng quân mới thay thế ảnh hưởng trực tiếp đến việc chỉ huy. Đây là lý do quan trọng hàng đầu.

2. Trung tâm chỉ huy của tướng quân cũng phải được bảo vệ nghiêm ngặt, tuyệt đối không để cho đối phương tìm được sơ hở. Trong khi giao chiến, đôi bên sẽ tìm kiếm cơ hội tấn công được trung tâm chỉ huy của quân địch. Một khi đã đánh tan được sở chỉ huy của quân địch, bắt được tướng quân của đối phương thì có thể tuyên bố thắng trận.

3. Trong chiến tranh, nhiệm vụ quan trọng của tướng quân chính là phân phối hợp lý nguồn lực mình có ở trong tay để có thể trả giá thật ít mà vẫn hoàn thành được mục tiêu của mình. Tướng quân không nhất định phải dùng vũ lực của cá nhân để thể hiện khả năng của mình. Nói như vậy có nghĩa là so với việc trực tiếp giao chiến thì việc điều hành chỉ huy là khó khăn hơn rất nhiều. Cho nên, không vì khả năng giao chiến của tướng quân không lợi hại mà binh lính sẽ không phục. Vai trò và tính mạng của tướng quân là yếu tố quan trọng hàng đầu mà cả đội quân đều phải ý thức được.

4. Thông thường trong chiến tranh thời cổ đại, chủ tướng bỏ mình, cầm cờ ngã xuống là một sự đả kích rất lớn đối với binh lính. Khi ấy, hơn một nửa quân lính sẽ tan tác, tiếp đó là từng người một sẽ bỏ chạy. Vời thời Ngũ Đại có luật, quân mà bỏ chủ soái để tháo chạy sẽ bị trảm, đại quân để mất chủ tướng thì người có chức quan sẽ bị phế truất làm dân thường, binh lính bình thường sẽ bị lưu đày vạn dặm. Cho nên, chủ soái đầu tiên phải bảo vệ chính mình, cũng là để thắng trận và tránh để binh lính bị xử phạt. Cũng chính vì lý do này mà binh lính bình thường cũng sẽ phải liều chết mà bảo vệ chủ soái, chưa cần nói đến vệ binh thân cận.

5. Cho dù có bị bại trận thì chủ soái cũng không dễ dàng đầu hàng làm tù binh hay chết trận mà phải tận sức phá vòng vây để trở về chịu trách nhiệm, đây chính là sứ mệnh của chủ soái.

6. Sau mỗi một cuộc chiến, dù thắng hay thua thì việc một binh lính trở về là tài nguyên của quân đội, hơn nữa họ còn có kinh nghiệm rèn luyện qua giao chiến thực tế, đây là điều quan trọng. Người xưa coi việc tướng quân dễ dàng chết trận chỉ là “cái dũng của kẻ thất phu” (cái dũng của kẻ vô mưu), có thể chỉnh đốn làm lại từ đầu mới xứng là tướng quân anh hùng.

7. Sự bảo vệ của các binh sĩ đối với tướng quân đóng một vai trò quyết định. Cho nên, ngoài việc tướng quân mặc áo giáp sắt ra thì bên cạnh luôn luôn phải có một đội vệ binh bảo hộ. Khi ra trận, xung quanh tướng quân có những thân binh bảo hộ. Những thân binh này đều là những tử sĩ trung thành, dũng cảm và sắc bén được hậu đãi. Nếu như họ để tướng quân chết trận thì toàn bộ đội thân binh đều bị xử trảm, thậm chí còn có thể bị liên lụy đến người nhà. Cho nên, lúc tác chiến thân binh sẽ sát cánh bảo vệ chủ tướng. Đây cũng là lý do tướng quân không dễ dàng bị chết.

8. Người có bản lĩnh hơn người mới có thể làm tướng quân, võ nghệ cao siêu, một người có thể đối địch cả trăm người cho nên họ không dễ dàng bị chết trận. Họ có thể nâng cao tinh thần của binh sĩ, họ có tài phát huy năng lực của quân lính, cảm hóa binh sĩ đối phương, chấn nhiếp quân địch thì để bảo vệ tính mạng của mình là một việc không quá khó đối với họ.

Theo Meirihaowen
Mai Trà biên dịch

Xem thêm: