Lời toà soạn: Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay. 

Lý Bạch (701 – 762), tự Thái Bạch, được đánh giá là một trong những ngôi sao chói lọi nhất của thi ca thời Đường. Ông được người đời sau tôn kính gọi là “Thi Tiên”, đã làm hàng ngàn bài thơ. Thơ Lý Bạch thấm đẫm phong cách lãng mạn, trữ tình, phong thái siêu trần, thoát tục, từ hàng ngàn năm qua đã in sâu vào lòng độc giả Á Đông. Loạt bài về Lý Bạch sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn diện nhất về thi nhân vĩ đại này. 

Xem thêm:  Phần 1,  Phần 2,  Phần 3,  Phần 4,  Phần 5,  Phần 6,  Phần 7,  Phần 8,  Phần 9

Trí lớn chứa cả Nho Thích Đạo

Tín ngưỡng Phật, Đạo, Thần chiếm vị trí vô cùng quang trọng trong cuộc đời Lý Bạch. Trong trên 900 bài thơ của ông còn lưu lại thì có hơn 100 bài có liên quan đến Phật, Đạo, Thần. Mà ngay cả tên hiệu của Lý Bạch cũng cho thấy màu sắc tôn giáo ấy: Thanh Liên cư sĩ. Trong bài thơ “Đáp tộc điệt tăng Trung Phu tặng ngọc tuyền tiên nhân chưởng trà – tự” (Lời tự – trả lời cháu họ tăng nhân Trung Phu đã tặng trà Ngọc Tuyền Tiên Nhân Chưởng), thi nhân viết:

Cư sỹ Thanh Liên thực Trích Tiên
Ẩn danh tửu quán mấy mươi niên
Ôn Châu cư sỹ đâu cần hỏi
Kim Túc Như Lai tại nhãn tiền.

Bài thơ đã tiết lộ nguồn gốc thân phận của ông và là ấn chứng rõ nhất cho cái duyên sâu xa của ông với Phật gia. Chữ “ẩn” trong “Ẩn danh tửu quán mấy mươi niên” đã cho biết tại sao Lý Bạch uống rượu làm thơ, trong khi say rượu đã tiết lộ vô số thiên cơ, đã nói ra, viết ra vô số câu thơ nổi tiếng lưu truyền thiên cổ. Lý Bạch không phải say thực, mà là “ẩn” ở trong say, để thức tỉnh người đời, và cũng là để không bị “mê” trong xã hội người thường.

Chân dung Lý Bạch

Trong bài thơ “Tặng tăng Nhai công”, Lý Bạch thuật lại trải nghiệm tu Phật của mình như sau:

Xưa ở Lãng Lăng đông
Học thiền Bạch Mi Không
Đất trời soi thấu hết
Xoay tròn ngọn gió đông
Tạo hóa ta ôm cả
Gom lại hóa thần thông
Tối gặp Thái Sơn Quân
Mặt trời ẩn mây hồng
Đêm trăng trên núi ngủ
Rũ áo trốn hồng trần
Truyền dạy ta đạo tiên
Muôn kiếp chưa từng nghe
Minh cơ phát hào quang
Độc chiếu sáng một phương
Thuyền nhẹ không neo buộc
Bồng bềnh giữa dòng sông.

Lý Bạch bình sinh thích kết giao, trong những bằng hữu giao kết có rất nhiều tăng nhân. Trong đó, tăng nhân có danh hiệu truyền đời có trên 30 vị. Chuyện Lý Bạch du lãm và ở lại trong các chùa cũng được ông thuật lại trong thơ ca, gồm hơn 20 nơi. Lý Bạch miêu tả ông và tăng nhân Tuấn Công đàm Phật luận văn trong bài “Tặng Tuyên Châu Linh Nguyên Tự Trọng Tuấn Công”:

Kính Đình núi trắng mây
Gấm vóc liền Thương Ngô
Bóng in hai dòng suối
Như trời rụng Kính Hồ
Nơi đây long tượng tụ
Tuấn Công nét đặc thù
Phong vận vang Giang Tả
Văn chương động biển khơi
Tâm như trăng đáy nước
Ngộ đạo đắc minh châu
Hôm nay gặp Chi Độn
Đàm đạo ngoài hữu vô.

Ông ca ngợi Tuấn Công “Văn chương động biển khơi”, lại ví Tuấn Công với cao tăng đời Đông Tấn Chi Đạo Lâm. Chi Đạo Lâm là cao tăng đời Đông Tấn đi lại, quan hệ rất mật thiết với các văn nhân, có rất nhiều bài thơ truyền thế. Sở dĩ Lý Bạch ví Tuấn Công với Chi Độn là vì giữa hai người không chỉ đàm đạo Phật Pháp, mà còn có tiếng nói chung về văn học.

Tăng Già ca” là một bài thơ khác tỏ rõ tình kết giao của Lý Bạch với các tăng nhân:

Chân tăng pháp hiệu Tăng Già
Cùng tôi đàm đạo luận Tam Xa
Tụng kinh niệm chú vài ngàn lượt
Hằng Hà sa số thuyết đạo tuôn
Tăng ông vốn ở Nam Thiên Trúc
Truyền kinh thuyết Pháp đến nơi đây
Đắc đạo vằng vặc sáng vầng trăng
Tâm thanh vô nhiễm đóa sen xanh
Ý thanh tịnh, dáng nghiêm trang
Cũng chẳng giảm, cũng chẳng tăng
Bình báu ngàn năm xá lợi Phật
Trên tay vạn tuế gậy Tôn Đằng
Thương tôi giang hồ lạc hồn phách
Hiếm gặp chân tăng thuyết lẽ không
Một lời gột sạch muôn tội lỗi
Đáp lễ tỉnh ngộ sạch sai lầm.

Lý Bạch cũng thường biểu đạt Phật lý và kiến giải Phật lý của mình trong thơ. Cùng thưởng thức bài “Dữ Nguyên Đan Khâu Phương Thành Tự đàm huyền” (Luận đàm huyền cơ của Đạo với Nguyên Đan Khâu ở chùa Phương Thành):

Giấc mộng lớn mênh mang
Chỉ riêng ta tỉnh trước
Phong hỏa bỗng tới đây
Giả hợp thành dung mạo
Nghi tâm diệt trừ hết
Lĩnh nhập tinh tấn môn
Vô tạp niệm nhìn thân
Định huệ soi sáng tỏ
Ngộ ở giữa trước sau
Mới thấy Phật thần diệu
May gặp cư sĩ thiền
Chén ngọc cùng nhau nâng
Hai ta như đã chết
Núi mây chẳng lạ kỳ
Gió mát cũng hư không
Trăng sáng nhìn cười nói
Vui vẻ đài sen xanh
Vĩnh hằng chơi thỏa thích.

Đời người như giấc mộng, cái nhục thân này do tứ đại giả hợp (tức là đất, gió, nước, lửa) cũng chỉ tồn tại ngắn ngủi. Chỉ có tiêu trừ sạch tất cả các phiền não vô minh trong tâm, tĩnh tâm quán chiếu, mới có thể ngộ Đạo giải thoát luân hồi, từ đó đạt đến cảnh giới Thần Phật thỏa thích tiêu dao, vui vẻ tự tại. 

Tranh “Lý Bạch ngắm thác nước” do Tani Buncho (1763-1840), Nhật Bản vẽ

Cùng thưởng thức bài thơ “Biệt sơn tăng” của Lý Bạch

Cao tăng nơi nào đến Thủy Tây
Bơi thuyền thưởng nguyệt ngủ Kinh Khê
Bình minh từ biệt rồi lên núi
Tay khua thiền trượng đạp thềm mây
Bay người thoắt sát Tam Thiên giới
Dưới chân vạn đỉnh núi lè tè
Vui cười Chi Độn đâu có kém
Phong lưu như thể Viễn Công đây
Biệt ly nào biết ngày tái ngộ
Tương tư chẳng ngủ vượn kêu đầy.

Bài thơ miêu tả hành tung phiêu nhiên của sơn tăng (hòa thượng ẩn cư trong núi), càng thấy khí độ sơn tăng thanh khiết, tuyệt luân, siêu bạt. Sơn tăng bơi thuyền thưởng nguyệt giữa trời trăng, đêm ngủ ngay trên dòng sông Kinh Khê, bình minh phi thân trên đỉnh núi ngút ngàn mây. Giữa trời đất, đại thiên thế giới, dường như chỉ để sơn tăng bay nhảy. Vạn trùng núi ngút ngàn, sừng sững chót vót, dường như chỉ trong vài bước chân Đạo hành của sơn tăng. Sơn tăng cười ngạo, phong lưu phóng khoáng, thật sánh ngang với Độn Chi, và Viễn Công, hai cao tăng nổi danh thời Đông Tấn. Tuy chưa viết ra danh hiệu của vị sơn tăng này, nhưng như miêu tả trong thơ, thì phải là một cao tăng đắc đạo.

Dưới đây là mấy bài thơ viết khi Lý Bạch kết giao với các tăng nhân, đủ cho thấy cội nguồi sâu xa của Lý Bạch với Phật gia.

“Tặng tăng Hành Dung” (Tặng sư Hành Dung):

Lương có Đãng Huệ Hưu
Thường theo Bào Chiếu Du
Nga My Sử Hoài Nhất
Sánh cùng Trần Tử Ngang
Trác việt hai Đạo nhân
Kết thân phượng với lân
Hành Dung cũng tuấn kiệt
Đã nổi tiếng anh tài
Biển chẳng dấu chân châu
Li long nhả minh nguyệt
Biển cả thuyền hư không
Mặc theo sóng theo dòng
Thơ phú Chiên Đàn gác
Uống rượu Anh Vũ châu
Lần sau đến Đông Việt
Dắt tay lên Bạch Lầu.

Dưới đây là bài “Đăng Ba Lăng Khai Nguyên Tự Tây Các, tặng Hoành Nhạc tăng Phương Ngoại” (Lên gác Tây chùa Khai Nguyên ở Ba Lăng, tặng sư Hoành Nhạc là Phương Ngoại):

Hoành Nhạc có cao tăng
Hun tiên cốt ngũ phong
Thấy ông tâm vạn dặm
Biển chiếu ánh trăng rằm
Đại thần đi Nam Hải
Vấn Đạo hỏi gặp ngài
Thuyết đạo cam lồ tưới
Mát thân thanh khiết tâm
Hồ sáng rơi giữa trời
Gác hương cổng bạc chơi
Leo cao ăn huệ phong
Hoa mới người chờ mong.

Thưởng thức một bài thơ của Lý Bạch về tăng nhân chơi đàn “Thính Thục tăng Tuấn đàn cầm” qua bản dịch của Hoàng Giáp Tôn:

Tăng xứ Thục ôm đàn Lục Ỷ
Xuống tự tây ngọn núi Nga My
Gảy ta nghe bởi nể vì
Suối khe thông réo vu vi khác gì
Nước chảy rửa sạch đi lòng khách
Hoà tiếng chuông nhịp phách sương rơi
Mải mê chợt tối sập trời
Mây thu mấy lớp mù tơi giăng đầy!

Và bài cuối Lý Bạch tả thiền sư “Doanh thiền sư phòng quán sơn hải đồ”: 

Chân tăng thiền thất bế quan tu
Thông đạt diệt tích thích ẩn cư
Bình phong la liệt mây và núi
Núi biếc muôn trùng lẫn mây trời
Vách núi âm u ngay phía trước
Buổi sáng trong veo đọng rèm treo
Bồng lai hiện rõ ngay cửa sổ
Đông hải ba đào động bàn trà
Biển mây sóng khói phun ánh bạc
Vạn đảo lô nhô tít mù xa
Cánh buồm nhẹ bay trên trời thẳm
Cuộn trào thác nước giữa trời tuôn
Núi cao chót vót còn leo được
Tưởng tượng mênh mang đành thở than
Xem tranh quả dục thanh tâm khởi
Thích hợp thanh tu sống u nhàn
Giống như leo núi Xích Thành San
Dạo bước tiên cảnh Thương Châu ngắm
Cảnh đẹp lòng người như tan chảy
Phàm trần từ đây bỗng tiêu tan.

Trong tư tưởng và các tác phẩm thơ ca của Lý Bạch đều có dấu tích Phật gia, các kinh điển Phật giáo được vận dụng dễ dàng như lấy đồ trong túi. Ông cũng tự xưng là Thanh Liên cư sĩ, Kim Túc Như Lai. Trong chốn nhân gian, các Giác Giả Phật gia triển hiện cho nhân loại biết được, cao nhất là Phật Như Lai. Mà Lý Bạch lại tự xưng là Kim Túc Như Lai, đã nói rõ nguồn gốc sâu xa của ông với Phật gia, đồng thời ngầm chỉ ra tầng thứ nguồn gốc của ông.

Điều ấy cũng giống như trong câu chuyện Đạo gia “Tử Hoàng ban thuốc tiên cho Thỏ Ngọc”, đều tiết lộ lai lịch của Lý Bạch. Tầng thứ mà Lý Bạch sau này ở nhân gian tu luyện được thậm chí đã vượt xa tất cả các tầng thứ mà nhân gian biết được của cả hai gia lớn là Phật gia và Đạo gia. Đó là bởi Tử Hoàng chính là Thần cao nhất của Đạo gia. 

Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Nam Phương biên dịch