Đầu năm Khai Hoàng triều đại nhà Tùy, trong một ngôi làng nọ ở vùng ngoai ô của huyện Ký Châu, có một cậu bé xấu tính 13 tuổi, thường xuyên ăn cắp trứng gà của nhà hàng xóm để nướng ăn.

Một buổi sáng sớm, khi mọi người dân trong làng còn chưa thức dậy, cha cậu bé nghe có tiếng người gọi cửa bên ngoài, gọi tên con trai ông. Người cha liền bảo cậu bé ra mở cửa. Người gõ cửa là quan nha, ông ta nói với cậu bé: “Quan phủ có lệnh kêu gọi cậu đi làm nô dịch.

Cậu thiếu niên nói: “Vậy thì đợi tôi vào phòng chuẩn bị quần áo và một ít lương khô, rồi sẽ đi cùng với các ông.

Người gõ cửa trả lời: “Không cần đâu”. Thế là họ đưa cậu bé ra khỏi làng.

Ở phía nam của ngôi làng có một bãi dâu, đã canh tác xong, nhưng chưa gieo trồng. Cậu bé được quan sai đưa đến đó, cậu đi phía sau quan nha, bỗng nhiên nhìn thấy bên phải có một tòa thành nhỏ, lầu gác tứ phía, màu sắc tươi đẹp. Cậu bé cảm thấy rất kỳ lạ, liền hỏi: “Bao giờ mới có được tòa thành này?

Quan sai nghiêm khắc quát lớn: “Không được nói chuyện!

Khi đến cửa phía bắc của tòa thành, quan sai ra lệnh cho cậu bé vào trong thành. Khi vừa vào trong, thì cửa thành đóng lại. Trong thành không thấy có một người nào, chỉ là một tòa thành không. Bỗng cậu cảm thấy khắp nơi trên mặt đất là than nóng, là ngọn lửa đốt cháy vào tận mắt cá chân, chân cậu bé bị lửa cháy tới nóng bỏng làm cậu kêu la ầm ĩ. Vừa khi đó nhìn thấy cửa phía nam đang mở, cậu liền vội vàng chạy lại hướng cửa phía nam, nhưng vừa định nhảy qua đó, thì cửa bỗng nhiên bị đóng lại. Cậu bé lại chạy ra cửa phía đông, rồi cửa phía tây, cửa phía bắc, nhưng cửa thành ở các hướng đó đều bỗng nhiên bị đóng sập lại khi cậu sắp chạy tới.

Ảnh: thông qua DEPplus
Ảnh: thông qua DEPplus

Lúc này người trong thôn bắt đầu ra đồng làm việc, tất cả mọi người đều nhìn thấy cậu bé đang chạy quanh tứ phía, miệng không ngừng kêu khóc.

Mọi người đều sôi nổi bàn tán: “Thằng bé này có phải bị điên rồi không? Sao sáng sớm đã chạy ra đây lại còn không ngừng nhảy nhót chơi đùa ở đây?

Vào giờ nghỉ trưa, khi những người đi làm đồng đã trở về, người cha đi tìm con rồi gặp họ và hỏi: “Mọi người có nhìn thấy con trai tôi ở đâu không?

Người đi làm đồng trong thôn trả lời: “Nó ở khu ruộng phía nam của thôn ấy, nhảy nhót chơi đùa tứ phía, chúng tôi gọi mãi mà nó không thèm quay lại.

Thế là cha cậu bé vội vàng đi ra khỏi thôn theo hướng mọi người chỉ, tìm mãi tìm mãi mới thấy cậu con trai đang điên cuồng nhảy nhót của mình, và gọi to tên cậu, thật kỳ lạ người cha chỉ gọi một tiếng, cậu bé bỗng ngừng hẳn những hành động kỳ quặc.

Lúc đó cậu bé bỗng phát hiện ra rằng, tất cả than hồng, lửa bỏng đều không còn nữa. Vừa nhìn thấy cha, cậu bé ngã lăn ra đất và khóc òa. Cha cậu phát hiện phần da thịt dưới đầu gối đều đã bị phỏng và lở loét, dường như là bị nướng chín rồi. Hỏi cậu câu gì cậu bé cũng không trả lời. Người cha chỉ còn cách ôm con về nhà và tìm cách chữa trị, nhưng điều trị cách nào cũng không khỏi, phần dưới đầu gối cứ như một bộ xương khô.

Người hàng xóm của cậu vì để tìm hiểu rõ sự tình, đã đi tới nơi cậu bé chạy nhảy để xem xét, phát hiện ra những dấu chân mờ nhạt của cậu bé, nhưng trên nền đất không hề có dấu vết của việc nhóm củi đốt lửa. Mọi người đều bàn luận phân tích một cách sôi nổi: Mọi người đều cho rằng, cậu bé này vì thường xuyên ăn cắp trứng gà rồi nướng ăn, nên mới gặp phải báo ứng như vậy.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Có người còn cảm thán mà nói: “Chỉ là một cậu bé mười ba tuổi làm việc xấu, mà còn gặp báo ứng như vậy; thế thì người lớn chúng ta, quan chức làm việc xấu làm sao thoát khỏi không bị báo ứng chứ?

Từ đó trở đi người già người trẻ trong thôn, đều tự giới cấm làm điều xấu và tín ngưỡng Thần Phật.

Trong “Hoa nghiêm kinh” có nói: Con người ta trước lúc lâm chung, có thể nhìn thấy nơi mình sẽ được phúc báo trong tương lai. Còn những người làm việc ác tạo nghiệp, có thể nhìn thấy cảnh tượng của địa ngục, quỷ đói, súc sinh, khi nhục thân còn chưa chết đi, nghiệp lực đã xuất hiện rồi. Còn những người tích đức hành thiện, trước khi chết, thì có thể nhìn thấy cảnh tượng cung điện sân vườn, thiên nữ trên trời, là vì họ đã đắc được thiện báo.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Kiên Định

Xem thêm: