Trong lịch sử văn hóa giáo dục phương Đông, Khổng Tử được nhìn nhận là người thầy chiếm được vị trí độc tôn, phi phàm nhờ những bài học giáo huấn sâu sắc về cách xử thế khi làm người. Với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống, lời dạy của Khổng Tử luôn nhận được khâm phục và ngưỡng mộ nhờ cách hiểu và xử lý vấn đề một cách thấu đáo và mang đầy nội hàm sâu sắc.

Với một người nổi tiếng uyên thâm, việc có ai đó muốn tặng quà, biếu quà có lẽ là điều thường xuyên xảy ra. Khổng Tử đối diện với vấn đề này như thế nào, mời bạn cùng đọc câu chuyện kể về cách xử sự của Khổng Tử đối với quà tặng. Chuyện kể rằng sau lần yết kiến vua nước Tề, Khổng Tử được vua nước Tề đề nghị tặng vùng đất Ni Khê cho ông (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Khổng Tử đã cảm tạ nhã ý của vua nước Tề nhưng từ chối nhận món quà lớn này.

Sau khi từ biệt vua Tề, Khổng Tử nói với học trò rằng: “Bậc quân tử chỉ có thể nhận quà đáp lễ tương xứng với cống hiến của mình. Nay ta đang cố gắng thuyết phục vua Tề theo lời khuyên của ta, ông ấy còn chưa nghe theo mà đã dâng tặng ta cả Ni Khê. Như vậy là vẫn chưa hiểu thấu được thiện ý mà ta muốn nói”. Nói rồi Khổng Tử bảo học trò nhanh chóng chuẩn bị xe để về nhà. Ông được nhìn nhận là một vị quan thanh liêm và chính trực trong suốt cuộc đời đã phò tá nhiều hoàng đế của ông.

Khổng Tử với những lời răn dạy hữu ích

Lời răn dạy của ông thật có ý nghĩa rất sâu sắc cho đến tận ngày nay, bạn chỉ nên nhận những gì tương xứng với công sức bạn bỏ ra, hẳn bạn cũng đã từng nghe “của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Đừng dễ dàng nhận gì từ ai đó, đừng nghĩ rằng của biếu hay của cho đó là do họ tự nguyện mang đến và bạn có quyền nhận. Hãy suy xét cẩn thận, liệu bạn đã làm được gì giúp họ, liệu bạn có muốn giúp họ và có thể giúp được họ không? Nếu bạn còn chưa chắc chắn về khả năng giúp được họ, hãy lịch sự từ chối. Hãy luôn nhớ đến quy  luật của cuộc sống: “có vay, có trả”, bạn cầm tiền của họ lúc này, bạn sẽ phải trả họ vào lúc khác cho dù đến thời điểm đó, bạn có muốn trả hay không, quy luật của cuộc sống hay luân lý của Trời Đất là công bằng đối với tất cả mọi người.

Theo Epoch Times

Nhật Hạ 

Xem thêm:

Vì sao Khổng Tử nói: Sáng nghe Đạo, tối chết cũng cam lòng?

Khổng Tử luận về đạo lý đằng sau việc bắt ve

Lão Tử và Khổng Tử đàm luận về chuyện :người mất và người được