Gia Cát Lượng có tên chữ là Khổng Minh, sinh ngày 5 tháng 3, năm thứ tư đời Ninh Đế nhà Hán. Ông là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà phát minh nổi danh trong lịch sử Trung Quốc.

Ông đã lưu lại cho người đời sau rất nhiều di sản văn hóa vật chất đến nay vẫn còn được biết đến như: Nỏ Liên Châu, trâu gỗ ngựa máy, bát trận đồ, đèn Khổng Minh, …

Gia Cát Lượng. (Ảnh: Internet)
Gia Cát Lượng. (Ảnh: Internet)

Gia Cát Lượng không chỉ được người đời biết đến là người kiệt xuất trong những lĩnh vực này, mà còn được biết đến là một kiến trúc sư tài ba. Điều này được thể hiện thông qua công trình nổi tiếng của ông nằm tại tỉnh Tứ Xuyên là Kiếm Môn Quan.

Kiếm Môn Quan (Ảnh: internet)
Kiếm Môn Quan (Ảnh: internet)

Kiếm Môn Quan là một cửa ải nằm ở huyện Kiếm Các, thành phố Quảng Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên. Ở nơi đây là hàng km núi vắt ngang từ đông sang tây, bao gồm 72 đỉnh núi trùng điệp trải dài. Những đỉnh núi này nhọn tựa như mũi kiếm, xuyên thẳng lên bầu trời. Kiếm Môn Quan sau khi được xây dựng đã trở thành nơi hiểm yếu nhất của Thục đạo.

Tương truyền rằng, vào trước thời Thục Hán, tại Kiếm Các không có một thành ải nào. Khi Gia Cát Lượng làm thượng tướng của nước Thục. Ông nhìn thấy giữa những đỉnh núi cao và thấp nơi đây có những đoạn đường dài 30 dặm và những vách núi cao đến ngàn đao. Ông liền quyết định tự mình thiết kế và chỉ đạo việc thi công xây dựng Kiếm Môn Quan. Kiếm Môn Quan được xây dựng đảm bảo bình ổn cho giang sơn của Hán Thục. Cho đến nay, Kiếm Môn Quan là một cửa ải cổ đại chưa từng bị phá.

Kiếm Môn Quan từ sau khi được Gia Cát Lượng kiến thành đến nay, đã trải qua mấy triều đại. Những văn sĩ, người có học mỗi lần đi qua nơi này, chứng kiến kiến trúc hùng vĩ của Kiếm Môn Quan đều phát ra vô vàn ý thơ. Nhà thơ Đỗ Phủ khi qua đây đã viết: “Duy thiên hữu thiết hiểm, kiếm môn thiên hạ tráng.” (Dịch ý: Trời cao dựng núi hiểm trở, Kiếm Môn Quan hùng tráng ở thế gian).

Sau khi Gia Cát Lượng mất, Khương Duy trở thành người kế thừa tốt nhất của Gia Cát Lượng. Ông tận lực trọng chấn nhà Hán. Sau khi Hán Trung thất thủ, Khương Duy rút lui quân đến đóng tại Kiếm Môn Quan, chống cự Ngụy binh và nhiều lần giành được thắng lợi nên càng nhận được sự kính ngưỡng của nhân dân Hán Thục.

Rất đáng tiếc là chính quyền ngày nay xem nhẹ phòng cháy chữa cháy nên vào năm 2006 một vụ hỏa hoạn xảy ra ở đây làm cháy hết những kiến trúc bằng gỗ trong và ngoài di tích này. Đây là một tổn thất vô cùng lớn. Người dân cũng tự hỏi, phải chăng điều này cũng đã nằm trong “thần cơ diệu toán” của Gia Cát Lượng?

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch

Xem thêm: