Trong “Phong Thần diễn nghĩa” những bậc thần tiên đạo nhân cản trở Khương Tử Nha bảo vệ nhà Chu phạt Trụ, cuối cùng đều tự tìm tới họa diệt vong, đó là bài học mà lịch sử dạy cho con người, nhất định phải nhớ kỹ.

Kể chuyện ôn thần Lữ Nhạc trong “Phong thần diễn nghĩa”, sau khi so tài cao thấp trong đấu pháp bị thất bại, không những không tự tĩnh tâm suy nghĩ bỏ qua, tu dưỡng tâm tính, ngược lại sau khi học một số loại tà thuật, còn quay lại báo thù. Sau đó Lữ Nhạc còn mời đạo hữu của anh ta là Trần Canh thiết lập ôn dịch ở tại Xuyên Vân Quan để mưu toan hòng phá hỏng con đường chinh phạt diệt Trụ của Khương Tử Nha. Một người bạn khác của ông ta là Lý Bình khi biết rõ được thiên ý, đã cố ý tới khuyên Lữ Nhạc đừng làm trái thiên ý, sẽ tự chịu lấy sự diệt vong. 

Nhưng Lữ Nhạc không những không nghe, còn tự cảm thấy mình là vị quốc trung thần, dẹp trừ bạo loạn, hợp với ý trời hợp lòng người. Thậm trí còn khoe khoang nói khoác với Lý Bình: “Cậu hãy chờ xem tôi bắt được Khương Thượng vũ vương, và làm cho anh ta không còn mảnh giáp”. Lúc này Lý Bình vẫn thiện tâm khuyên bảo ông ta: “Khương Thường ông ấy bao nhiêu lần tử nạn hay tai họa, cũng đều đã vượt được qua, gặp không ít người độc ác hiểm độc, vẫn bảo toàn được tính mạng, đến tận lúc này cũng không dễ mà có thể giết được ông ấy. Cổ nhân nói: “Tiền xa dĩ phúc, hu xa đương giam” (Tạm dịch: bài học trong thất bại của các bậc tiền nhân, đã là lời cảnh tỉnh rõ ràng cho hậu bối sau này rồi.” Đạo huynh cớ sao vẫn cứ cố gắng chấp mê đến thế?

0EDjuCzjlT
Lữ Nhạc không những không nghe, còn tự cảm thấy mình là vị quốc trung thần, dẹp trừ bạo loạn, hợp với ý trời hợp lòng người. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Nhưng Lữ Nhạc vẫn cứ khăng khăng làm theo ý mình. Tuy nhiên, mọi việc đều có trời cao sắp đặt an bài, hành đông trái với ý trời thì chỉ có tự tìm đến cái chết, cuối cùng Lữ Nhạc bị chết dưới tay Dương Nhậm, nhiều năm tu luyện thành hư vô trôi theo dòng nước.

Đây chính là cái gọi là vết xe đổ của người đi trước, là bài học cho người đi sau. Trước Lữ Nhạc có các cao nhân như Văn thái sư, Triệu Công Minh, vì làm việc trái với ý trời đều tự chuốc lấy họa diệt vong, Lữ Nhạc nên tự lấy đó làm bài học để tự biết giữ mình. Vì vậy có thể nói cái chết của Lữ Nhạc là do ông ta tự tìm đến, là vì bản thân ông ta quá chấp trước có tâm tranh đấu quá mạnh mà tự gây ra họa thiệt thân. Từ đó chúng ta liên tưởng tới, trong cuộc sống hiện thực ngày này dường như còn có một số người ngu dốt giống như Lữ Nhạc, họ có lẽ cũng đã đi tới bến bờ của sự nguy hiểm. Có những người bởi sự cám dỗ đe dọa của quyền lực, làm những việc xấu trái với lương tâm của mình. Họ cảm thấy rằng mình đang tuân theo sự sắp xếp của cấp trên hoặc vì để bảo vệ lợi ích của quần chúng của mọi người mà thực hiện công việc, nhưng trên thực tế những cái cớ này cũng không khác mấy so với Lữ Nhạc, tấn công cái thiện, làm trái với đạo trời, cũng chẳng khác như hỗ trợ Trụ vương làm việc ác là mấy.

91ddcc.com_
Khương Tử Nha, người được thiên thượng giao cho sứ mệnh, hợp với Chính Đạo nên tất nhiên sẽ thắng. (Ảnh: Internet)

Lịch sử là dùng để tự soi và dăn dạy chính mình. Kết quả của việc đế quốc La Mã đàn áp Ki tô giáo là dẫn đến tự bản thân đến họa diệt vong; Holocaust cuộc diệt chủng do Đức quốc xã cùng bè phái tiến hành nhằm sát hại những người dân Do Thái cuối cùng đã làm tự mình bị đóng đinh trên cây thánh giá; ĐCS Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay cũng đang đứng trên bờ sụp đổ… Trong “Phong Thần diễn nghĩa” những bậc thần tiên đạo nhân cản trở Khương Tử Nha bảo vệ nhà Chu phạt Trụ, cuối cùng đều tự tìm tới họa diệt vong, đó là bài học mà lịch sử dạy cho con người, nhất định phải nhớ kỹ.

Một người hoàn toàn tỉnh táo sáng suốt khi lái xe, nhìn thấy vị trí đã gây ra sự cố cho xe đi phía trước, nhất đinh sẽ tự biết cẩn thận để tránh xa vị trí đó. Thế mà từ cổ tới nay từ trong tới ngoài nước có nhiều những ví dụ dù đã được bày ra trước mắt rồi, vẫn có những người hỗ trợ giúp đỡ kẻ xấu làm việc ác, chẳng lẽ vẫn muốn đi theo vết xe đổ của Lữ Nhạc ngày xưa hay sao?

Theo Secretchina

Biên dịch Kiên Định

Xem thêm: