Những chiến binh Samurai cuối cùng đã kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình và đi vào quên lãng cách nay hơn 150 năm. Thế nhưng những di sản mà tầng lớp đặc biệt này để lại vẫn còn khiến hậu thế không ngừng tò mò và thán phục. Rất nhiều bí ẩn về cuộc đời các Samurai tới nay vẫn còn đang được khám phá. 

Từ “Samurai” có nguồn gốc từ một tiếng Nhật cổ là “Saburau” mang ý nghĩa “phục vụ, phụng sự”. Theo thời gian, quyền lực của nhà vua yếu dần và sức mạnh của tầng lớp võ sĩ quý tộc tăng lên. Từ thế kỉ 12, những Samurai đã bắt đầu làm việc cho các Shogun (Tướng quân) vốn là tầng lớp nắm quyền lực thực sự ở Nhật Bản dưới chế độ “Mạc Phủ”.

Trong tưởng tượng của mọi người, Samurai là những chiến binh mang trong mình phẩm chất cao cả. Họ trung thành chiến đấu, bảo vệ lãnh chúa bằng những thanh kiếm, bộ giáp và hành xử theo nguyên tắc “Bushido” (võ sĩ đạo). Nhưng họ hoàn toàn không phải là một cỗ máy giết chóc lạnh lùng, vô cảm. Samurai còn được đào tạo vô cùng kỹ lưỡng về khả năng thưởng thức nghệ thuật (vẽ, trà đạo, kịch Noh). Họ chính là những chiến binh hào hoa và tinh tế nhất.

Dưới đây là những điều thú vị khác về Samurai, có thể bạn chưa từng biết tới.

1. Nữ chiến binh Samurai

Người ta mặc định hiểu rằng, Samurai là một tên gọi chỉ dành cho đấng mày râu. Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ cũng được huấn luyện kỹ năng chiến đấu tương tự như cánh đàn ông. Những người phụ nữ này được gọi là “OnnaBugeisha“. Họ cũng tham gia chiến đấu trên chiến trường bên cạnh các Samurai truyền thống. Vũ khí họ thường dùng là Naginata, một cây giáo dài với lưỡi kiếm cong, khá linh hoạt và tương đối nhẹ. 

Trong các thư tịch cổ không có nhiều thông tin về các nữ chiến binh Samurai này. Bởi vai trò truyền thống của người phụ nữ Nhật bản ngày xưa là công việc nội trợ. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, số phụ nữ Nhật Bản tham gia vào các cuộc chiến là khá nhiều, hơn hẳn so với con số mà sử sách ghi nhận. Ví dụ, khi tiến hành kiểm tra DNA của 105 di thể các chiến binh hi sinh trong trận Senbon Matsubaru (1850), người ta phát hiện được 35 người trong số đó là nữ. 

Những người phụ nữ Samurai này được gọi là “Onna-Bugeisha”. Ảnh dẫn theo (mentalfloss.com)

2. Bộ áo giáp

Điều kì lạ nhất về các Samurai có lẽ là những bộ áo giáp được trang trí hết sức ấn tượng. Tuy nhiên, mỗi phần của nó đều có một chức năng riêng. Bộ áo giáp Samurai rất linh hoạt, không giống như áo giáp của các hiệp sĩ Châu Âu. Nó luôn được thiết kế sao cho người chiến binh có thể cử động dễ dàng nhất có thể.

Một bộ giáp tốt phải cứng cáp nhưng vẫn phải đủ độ linh hoạt để cho phép người sử dụng tự do di chuyển trên chiến trường. Bộ giáp được làm bằng các tấm sơn mài bằng da hoặc bằng kim loại, được gắn chặt với nhau bằng các dây buộc bằng da và lụa. Các cánh tay sẽ được bảo vệ bằng lá chắn vai lớn hình chữ nhật còn tay áo được bọc một lớp thép mỏng. Tay phải thông thường không có tay áo cho phép người sử dụng tăng khả năng vận động lên mức tối đa.

Chiếc mũ kabuto, phần kì lạ và phức tạp nhất của bộ giáp, cũng có mục đích riêng của nó. Phần xung quanh được làm từ các tấm kim loại có đinh tán, trong khi mặt và trán được bảo vệ bởi một lớp giáp buộc quanh phía sau đầu và dưới mũ. Tính năng đặc biệt nhất của chiếc mũ này là bộ bảo vệ cổ. Nó có thể bảo vệ người sử dụng khỏi các mũi tên và các đòn tấn công đến từ mọi góc.

Nhiều chiếc mũ còn được trang bị đồ trang trí và các vật đính kèm. Đó có thể là một chiếc mặt nạ quỷ vừa để bảo vệ khuôn mặt và reo rắc nỗi sợ hãi lên kẻ thù, cũng có thể là một chiếc mũ da bên dưới mũ bảo hiểm có tác dụng đệm lót. 

Mặc dù đã trải qua nhiều thay đổi theo thời gian, nhưng những bộ áo giáp Samurai vẫn thể hiện được điểm ưu việt và tính hiệu quả của mình. Bởi thế, quân đội Hoa Kì đã dựa vào nó để chế tạo ra bộ áo giáp hiện đại ngày nay.

Bộ áo giáp được trang trí hết sức ấn tượng. Ảnh dẫn theo (baotangroberttaylor.com)

3. Các Samurai phương Tây

Những người đã xem qua bộ phim “The last Samurai” (Chiến binh Samurai cuối cùng) biết được rằng trong những trường hợp đặc biệt chiến binh Samurai có thể không phải là người Nhật Bản. Họ vẫn có thể chiến đấu bên cạnh các Samurai đích thực, được trao vũ khí và một cái tên mới bằng tiếng Nhật. 

Trong lịch sử, từng có 4 người phương Tây được trao tặng danh phận của một Samurai. Đó là nhà thám hiểm William Adams, Jan Joosten van Lodensteijn, sĩ quan hải quân Eugene Collache và thương nhân buôn vũ khí Edward Schnell. Trong số 4 người, Adams là người tạo được nhiều ảnh hưởng nhất. Ông từng phục vụ cho một Shogun với tư cách là quản gia và cố vấn chính trị. 

Bộ phim The last Samurai; chiến binh Samurai phương Tây. Ảnh dẫn theo blog.gaijinpot.com

4. Số lượng

Nhiều người nghĩ rằng Samurai là một lực lượng ưu tú hiếm hoi (giống như các biệt đội SEALS của Mỹ hay Spetznaz của Nga ngày nay) hoặc là một giai cấp nhỏ, có mối quan hệ chặt chẽ với giới quý tộc. Tuy nhiên, họ thực sự là một tầng lớp xã hội. Ban đầu Samurai có nghĩa là “những người phục vụ gần gũi với tầng lớp quý tộc”. Sau một thời gian, thuật ngữ Samurai cũng được dùng để gọi tên những chiến binh Bushi, những người lính trung lưu và thượng lưu. 

Như vậy, số lượng chiến binh Samurai hẳn phải nhiều hơn giả định của chúng ta. Trên thực tế, ở thời hoàng kim của mình, có đến 10% dân số Nhật Bản là Samurai. Do số lượng lớn và có tầm ảnh hưởng lâu dài trong lịch sử, mỗi người Nhật ngày nay đều có ít nhất một dòng máu Samurai đang chảy trong mình. 

Ở thời hoàng kim của mình, có đến 10% dân số Nhật Bản là Samurai. Ảnh dẫn theo (imdb.com)

5. Thời trang 

Samurai được ví như những ngôi sao nhạc rock trong thời đại của họ. Phong cách ăn mặc của họ ảnh hưởng đến xu hướng thời trang của thời đại đó. Tuy nhiên, những trang phục ấn tượng nhất đều chỉ được mặc trong các sự kiện trang trọng. Bình thường, họ không ăn mặc để gây ấn tượng. Mặc dù được chuẩn bị khá tươm tất, kỹ lưỡng nhưng quần áo của các Samurai luôn được thiết kế sao cho thoải mái, thuận tiện, đảm bảo tính thực dụng nhất có thể của một chiến binh.

Trang phục thường ngày của họ bao gồm: kimono kết hợp với khố (fundoshi), quần rộng (hakama), tất có tách ngón (gabi), dép (waraji) hay guốc gỗ (geta). Đặc biệt hơn cả phải kể đến hitatare, loại trang phục hai mảnh được thiết kế linh hoạt giúp các Samurai dễ dàng chiến đấu bất cứ lúc nào.

Trang phục này để phần cánh tay được tự do thoải mái. Chiếc áo hitatare còn có thể cởi ra mau chóng trong trường hợp có một cuộc tấn công bất ngờ. Kimono thường được làm từ lụa mềm vì nó tạo cho người dùng sự thoải mái và vẻ đẹp quý phái. Nhưng ấn tượng nhất chính là kiểu tóc của Samurai. Họ giữ nguyên một kiểu tóc búi suốt hàng trăm năm. Tóc được búi cao hoặc cạo một phần. Phần đầu phía trước được cạo trọc để các chiến binh cảm thấy thoải mái hơn khi đội mũ giáp. 

6. Vũ khí

Thanh kiếm là biểu tượng của các Samurai. Ảnh dẫn theo (wiki.totalwar.com)

Samurai được huấn luyện để có thể sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau. Ban đầu, họ mang theo một thanh gươm có tên là chokuto. Về cơ bản đây là một phiên bản nhỏ và mỏng hơn của thanh kiếm thẳng được các hiệp sĩ thời Trung cổ sử dụng. 

Khi kĩ thuật làm kiếm càng ngày càng phát triển, các Samurai chuyển sang sử dụng thanh kiếm có lưỡi cong, cuối cùng phát triển thành katana. Katana có lẽ là loại thanh kiếm nổi tiếng nhất thế giới và cũng chính là biểu tượng vũ khí của Samurai. Người ta nói rằng linh hồn của một Samurai nằm trong chính thanh kiếm của họ. Katana thường được các chiến binh sử dụng kèm theo với một lưỡi kiếm dài hơn gọi là daisho. 

Nhưng thanh kiếm không chỉ là thứ vũ khí duy nhất các Samurai sở hữu. Họ còn sử dụng một cây cung dài tên là Yumi, có độ dài trên 2 mét. Mũi tên được làm bằng tre, phần đuôi gắn lông chim ưng hoặc đại bàng. Khi thuốc súng được đưa vào sử dụng ở thế kỷ 16, các Samurai đã không dùng cung nữa mà chuyển sang ưa chuộng các loại vũ khí có hỏa lực như súng ống. Loại vũ khí tầm xa yêu thích nhất của họ thường là tanegashima, một cây súng trường phổ biến thời Edo. Pháo và các loại vũ khí nổ khác cũng thường được sử dụng. 

7. Giáo dục

Là một tầng lớp quý tộc có vị thế vô cùng quan trọng trong thời đại của mình, các Samurai không chỉ là những chiến binh chỉ biết đánh trận, chém giết. Phần lớn các họ có trình độ học vấn rất cao. Vào thời điểm mà rất ít người châu Âu biết đọc, mức độ hiểu biết cả về văn chương, nghệ thuật và khoa học của các Samurai là rất cao. Họ cũng có kỹ năng về toán học.

Văn hóa Samurai thay đổi rất nhiều sau khi lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi (Phong Thần Tú Cát) thống nhất Nhật Bản sau 100 năm nội chiến đẫm máu. Vào thời bình, vai trò của một chiến binh không còn nữa, sự chuyên tâm rèn luyện binh pháp cũng giảm dần. Thay vào đó, các Samurai tập trung vào việc tu dưỡng tâm hồn, nghệ thuật và giáo dục.

Các Samurai thay vì đeo kiếm, ra trận đã tích cực tham gia vào mọi lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Thơ ca, trang trí vườn đá, vẽ tranh thủy mặc và trà đạo là những hoạt động phổ biến của các Samurai. Họ cũng được học các môn học khác như: thư pháp, văn học và cách cắm hoa. 

8. Vóc dáng

Áo giáp và vũ khí khiến cho các Samurai trông có vẻ cao lớn, khổng lồ. Nhưng trên thực tế, hầu hết các Samurai đều khá nhỏ bé. Một Samurai từ thế kỉ 16 có chiều cao khá khiêm tốn, chỉ từ 1,6m cho đến 1,65m. Trong khi đó, các hiệp sĩ Châu Âu cùng thời kỳ có chiều cao dao động từ 1,8m cho đến 1,96 m. 

Hơn thế, các Samurai cao quý rất có thể không “thuần khiết” về chủng tộc. So với một người Nhật Bản bình thường, Samurai rõ ràng là có nhiều lông hơn và màu da cũng trắng hơn. Cấu trúc sống mũi của họ rõ ràng là có nguồn gốc từ châu Âu. Điều này dường như cho thấy rằng các Samurai cao quý thực sự lại xuất thân từ một nhóm sắc tộc có tên là Ainu. Ở Nhật Bản trước kia, người Ainu sống chủ yếu ở đảo Hokkaido, mang chủng tộc phương Bắc (người Nga) hơn. Họ bị coi là tầng lớp thấp hèn trong xã hội và phải chịu sự phân biệt chủng tộc rất nặng nề. 

Thiên Uy

Xem thêm: