Cửu Âm Chân Kinh, Thái Cực Quyền, Bắc Minh Thần Công, Thái Huyền Công,… đều là những môn võ công uy chấn thiên hạ, tạo nên tên tuổi của biết bao vị anh hùng trong giới võ lâm.

19. Cửu Âm Chân Kinh

Cửu âm chân kinh là tên gọi của một bộ sách võ công, xuất hiện trong bộ Xạ điêu tam khúc của nhà văn Trung Quốc Kim Dung.

bi kip 2

Cuốn sách là sản phẩm của 40 năm giác ngộ đạo lý võ học Đạo gia của Hoàng Trường, một cao thủ võ công cũng là một viên quan của nhà Tống. Hoàng Trường đã luyện võ công tới mức thượng đẳng với mục đích trả thù Minh Giáo nhưng mọi việc đã nằm ở quá khứ. Chính vì thế, ông đã viết lại Cửu Âm Chân Kinh để lưu truyền hậu thế.

Cửu âm chân kinh gồm 2 quyển: Quyển thượng bao gồm các bí kíp rèn luyện nội công căn bản của Đạo gia, Quyển hạ gồm các chiêu thức khắc địch và bảo vệ thân thể. Sau khi Hoàng Thường qua đời, Cửu âm chân kinh lưu lạc trong nhân gian khiến giới võ lâm tranh đoạt và gây ra sự chém giết để giành lấy bí kíp này.

Vương Trùng Dương Chân Nhân. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Vương Trùng Dương Chân Nhân. Ông là người sáng lập ra Toàn Chân giáo, là Bắc Tông của Đạo giáo Trung Quốc. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Sau này Vương Trùng Dương đã giành lấy được trên đỉnh Hoa Sơn, ông định đốt sách để tránh chuyện tàn sát trong võ lâm, nhưng lại tiếc công người xưa nên giấu quyển sách đi. 

Ông cũng đã ghi lại một phần nội dung Cửu âm chân kinh trong thạch động Hoạt tử nhân mà Dương Quá và Tiểu Long Nữ là hai người có duyên luyện được bí kíp này. Cửu âm chân kinh được vợ chồng Quách Tĩnh, Hoàng Dung giấu trong kiếm Ỷ Thiên, được Chu Chỉ Nhược luyện tập. Thành tựu nhất trong truyện này có lẽ là cô gái áo vàng, người được coi là hậu duệ của Dương Quá và Tiểu Long Nữ.

20. Thái Cực Quyền

Trương Tam Phong ông tên thật là Trương Quân Bảo, sinh ra giữa thời nhà Nguyên, Minh và chính là người sáng lập môn phái Võ Đang – một trong hai môn phái võ thuật lớn nhất của Trung Hoa (cùng với Thiếu Lâm).

Trương Tam Phong.
Trương Tam Phong Chân Nhân.

Sáng lập ra Thái Cực Quyền là một công pháp tính mệnh song tu, chú trọng nội tu, động tác trầm ổn, thần thái khoan thai, cương nhu bổ trợ cho nhau, lấy tĩnh chế động; vừa có thể đấu võ, lại có thể đạt được trường sinh.

Động tác nhìn bề mặt thì nhẹ nhàng chậm rãi, sẽ khiến cho những kẻ trình độ thấp lầm tưởng rằng đây chỉ là động tác của “mấy ông già”, làm sao mà đánh nhau được cơ chứ? Cái nguyên lý cao thâm ở đây đó chính là trình độ của người tu Đạo (Trương Tam Phong – Chân Nhân), khi cảnh giới tu Đạo đã vượt ra ngoài nhưng công phu tầng thấp ở không gian hiện hữu này, đạt đến những công phu cao siêu hơn , huy động được các năng lượng mạnh hơn ở không gian khác (không gian vi quan hơn), nó có thể trực tiếp ước chế không gian này mà không ai phát hiện ra cả.

(Ảnh: Internet)
Sự kỳ ảo của Thái Cực Quyền nằm ở chỗ, người sử dụng nó phải biết được “tâm pháp” võ học của người tu Đạo ở cảnh giới cao. Hiểu được nguyên lý âm-dương mà Đạo gia giảng, mới phát huy được oai lực của môn võ công này. (Ảnh: Internet)

Vì vậy động tác tuy “chẳng có gì”, nhưng thực ra lại rất “có gì”, đó là ở một cảnh giới cao của võ học mà chỉ thấy ở những người đã đắc Đạo, lấy “vô hình” đánh “hữu hình”, lấy “vô chiêu” đánh “hữu chiêu”, lấy “siêu thường” đánh “bình thường”!

Trong một cuộc phỏng vấn của tờ báo Hồng Kông năm 1994, nhà văn Kim Dung đã được hỏi một câu rằng ai là người có võ công cao nhất trong các tác phẩm tiểu thuyết của ông.

Sau đó Kim Dung đã lập tức trả lời: “Người đó là Trương Tam Phong. Võ công của Trương Chân Nhân cao lắm, cao không thể tả được…”

21. Bắc Minh Thần Công

Bắc Minh Thần Công là một loại thượng thừa nội công tâm pháp trong truyện Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung. Có nguồn gốc từ phái Tiêu Dao được Tiêu Dao Tử sáng chế ra.

Vô Nhai Tử - trưởng môn đời thứ hai của Tiêu Dao phái. (Ảnh: Internet)
Vô Nhai Tử – trưởng môn đời thứ hai của Tiêu Dao phái. (Ảnh: Internet)

Bắc Minh Thần Công được Đoàn Dự phát hiện cùng lúc với Lăng Ba Vi Bộ. Đây là một môn nội công có tác dụng hút nội lực của người khác để cho bản thân sử dụng. Bộ võ Bắc Minh Thần Công này có 36 hình vẽ con gái khoả thân ghi các yếu quyết, huyệt đạo, kẻ đứng, người nằm, hoặc trước mặt, hoặc sau lưng, cùng một khuôn mặt nhưng khi vui khi buồn, khi thì tình ý triền miên, khi thì tỏ vẻ bực bội, mỗi bức 1 khác. 36 bức, bức nào cũng có những sợi chỉ màu chạy trên thân hình ghi rõ bộ vị huyệt đạo và phương pháp luyện công. Bộ này được ghi trên cuốn lụa mà cuốn lụa sau cùng ghi Lăng Ba Vi Bộ.

Đoàn Dự đang ngồi luyện Bắc Minh Thần Công theo đúng những tấm hình trong sách.
Đoàn Dự đang ngồi luyện Bắc Minh Thần Công theo đúng những tấm hình trong sách.

https://www.youtube.com/watch?v=URl0j9XcWgc

Nền tảng của Bắc Minh thần công chính là lấy nội lực của thiên hạ làm của mình.

Đoàn Dự vô tình hút hết nội lực của Cưu Ma Trí khi ở dưới giếng nước, trong lúc ông này đang thần hồn điên đảo.
Đoàn Dự vô tình hút hết nội lực của Cưu Ma Trí khi ở dưới giếng nước, trong lúc ông này đang thần hồn điên đảo.

Có ba người học được bộ võ công này là Vô Nhai Tử, Đoàn Dự, Hư Trúc. Trong đó, chỉ có Vô Nhai Tử là học xong toàn bộ còn Đoàn Dự chỉ học xong bức đầu tiên, Hư Trúc thì chỉ nhận được cách vận khí từ Thiên Sơn Đồng Lão. Dưới đây là clip mô tả cảnh Đoàn Dự may mắn đắc được 2 tuyệt kỹ Bắc Minh Thần Công và Lăng Ba Vi Bộ.

22. Tiểu Vô Tướng Công

Là một trong Tam Đại Thần Công của Tiêu Dao Phái do Tiêu Dao Tử sáng tạo. Lý Thu Thủy được sư phụ chân truyền cho bộ võ công này. Theo tâm pháp: nội lực là gốc chiêu thức là ngọn, dùng nội lực để bắt chước chiêu thức đối thủ.

Hư Trúc, truyền nhân phái Tiêu Dao là người nắm trong tay bí kíp võ công thượng thừa này. (Ảnh: Internet)
Hư Trúc, truyền nhân phái Tiêu Dao là người nắm trong tay bí kíp võ công thượng thừa này. Trong ảnh là giây phút Vô Nhai Tử chuẩn bị truyền hết 70 năm công lực cho Hư Trúc sau khi anh phá giải được thế cờ Trân Lung nổi tiếng võ lâm. (Ảnh: Internet)

Nếu luyện công phu này, chỉ cần biết gia số chiêu thức thì có thể dựa nào nội công của mình để thi triển bất cứ tuyệt học nào mà không có ai nhận ra được, thậm chí uy lực còn mạnh hơn nguyên bản. Từ đó mới có cái tên “Tiểu Vô Tướng Công”, tức môn công phu không có hình hài.

Cưu Ma Trí – quốc sư nước Thổ Phồn, sau đó học lén được một phần do Mộ Dung Bác lấy trộm được từ Lang Hoàn Ngọc Động của nhà Vương Ngữ Yên (cháu ngoại Lý Thu Thủy). Y đến Thiếu Lâm thách thức rằng mình đã học được hết 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm, thực chất chỉ là dùng Tiểu Vô Tướng Công thi triển ra. Sau đó Hư Trúc (tự nhận mình là một tiểu tăng của thiếu lâm) ra thọ giáo, đã dùng chính chiêu thức này đánh bất phân thắng bại với Cưu Ma Trí, giải nguy cho Thiếu Lâm.

Hư Trúc dùng chính Tiểu Vô Tướng Công giao đấu với Cưu Ma Trí.
Hư Trúc dùng chính Tiểu Vô Tướng Công giao đấu với Cưu Ma Trí.

Lưu ý: Muốn sử dụng thì phải chứng kiến người khác thi triển chiêu rồi mới vận dụng.

23. Sư Tử Hống

Sư Tử Hống của Kim Mao sư vương Tạ Tốn. Gầm 1 tiếng làm chấn động khắp trời, đó chính là Sư Tử Hống, một trong 72 tuyệt kĩ của Thiếu Lâm vốn được dân tộc Miêu, sống ở Tây Tạng sáng tạo ra.

Kim Mao Sư Vương - Tạ Tốn. (Ảnh: Internet)
Kim Mao Sư Vương – Tạ Tốn. (Ảnh: Internet)

Môn võ công này sử dụng âm thanh phát ra, được khuếch đại bằng khí công tạo ra sóng hạ âm, sóng hạ âm tác động với sóng điện não đồng thời tác động đến nhịp đập của tim. Nếu bị ảnh hưởng của sóng này trong thời gian ngắn nó sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt, đau tim, nếu để lâu dẫn đến thiệt mạng.

Kim Mao Sư Vương - Tạ Tốn đã dùng đòn nội lực này để tiêu diệt tất cả những người có mặt trong
Kim Mao Sư Vương – Tạ Tốn đã dùng đòn nội lực này để tiêu diệt tất cả những người có mặt trong

Khi Thiên Ưng Giáo, một giáo phái hưng thịnh lúc bấy giờ tổ chức cuộc họp để khoe thanh đao Đồ Long vừa đoạt được ở Vương Bàn Sơn, thì Tạ Tốn thình lình xuất hiện. Giữa đám đông, Tạ Tốn đã đoạt đao Đồ Long và nảy ra ý định giết chết tất cả để bịt đầu mối.

Ông sử dụng tuyệt kỹ “Sư tử hống” để làm điên khùng hết thảy, chỉ trừ có 2 người là Ân Tố Tố và Trương Thúy Sơn. Hai người này do đã thắng Tạ Tốn trong 1 cuộc tỷ thí, nên đã được ông bảo bịt giẻ vào tai nên mới giữ được tính mạng.

Ở trong những chương cuối, Tạ Tốn được Vô Kỵ và Chu Chỉ Nhược giải thoát. Trong đám quần hùng, ông phát hiện ra kẻ thù xưa là Thành Côn, nay đã thành hoà thượng Viên Chân. Hai người đánh nhau một trận long trời lở đất, nửa chừng Thành Côn bị Tạ Tốn đâm mù mắt, trước mặt chỉ còn con đường chết. Song giữa phút giây đó, Tạ Tốn bỗng nhớ lại những tháng ngày chìm nổi của mình, thấy việc oán thù trên đời này thật là vô nghĩa, nếu giết Thành Côn cũng chẳng đủ để xoá hết những nỗi đau kia, thế là ông tha thứ cho Thành Côn.

Giác ngộ Phật Pháp, Tạ Tốn đã được từ bi của nhà Phật cảm hoá vào những giây phút cuối cùng.
Giác ngộ Phật Pháp, Tạ Tốn đã được từ bi của nhà Phật cảm hoá vào những giây phút cuối cùng.

Nghĩ lại những việc ác của mình, lòng ông tràn đầy hối hận, tự phế võ công, xuôi tay chịu để người khác trả thù để chuộc tội với thiên hạ, song Độ Ách đại sư, một thiền sư đắc Đạo đã cảm hóa và thu nhận ông làm đồ đệ. Từ đó, Tạ Tốn quy y cửa Phật, chấm dứt một quãng đời đầy những cơn cuồng nộ mà không có lối thoát, trở thành đệ tử Phật môn, quyết tâm tu hành để gột rửa tội lỗi mà mình đã gây ra trong võ lâm, lấy thiện đãi người, lấy khổ làm vui, đó mới chính là con đường giải thoát chân chính.

24. Thái Huyền Công

Ở ngoài Đông Hải có một đảo nhỏ, trên đó có một lực lượng võ công cao cường. Cứ mười năm một lần, đảo chủ sẽ cử vào Trung Nguyên hai người gọi là hai sứ giả Thưởng thiện Phạt ác tìm đến các bang hội lớn trên giang hồ đưa hai tấm thẻ đồng (một tấm gọi là Thưởng thiện, một tấm gọi là Phạt ác) mời đích danh người đứng đầu đến dự tiệc cháo Lạp Bát trên đảo Hiệp khách.

Hai sứ giả Thưởng Thiện - Phạt Ác từ đảo Hiệp Khách và 2 thẻ bài - Nỗi khiếp sợ của võ lâm.
Hai sứ giả Thưởng Thiện – Phạt Ác từ đảo Hiệp Khách và 2 thẻ bài – Nỗi khiếp sợ của võ lâm.

Bang hội nào không tuân theo đều bị tiêu diệt, hai sứ giả này võ công cực kỳ cao cường, không có bang hội nào đánh lại. Đã ba lần đảo Hiệp khách đến mời người, và những người đi đều không trở về. Đảo Hiệp khách được bao trùm bởi một màn sương mù bí ẩn, chết chóc, là nỗi khiếp sợ của võ lâm Trung Nguyên, và kiếp nạn này lại sắp xảy ra.

Cho đến khi một chàng trai tên Thạch Phá Thiên xuất hiện (bang chủ Trường Lạc bang) đã khẳng khái nhận lệnh bài “Thưởng thiện Phạt ác” đi đảo Long Mộc dự yến Lạp Bát Sứ (Đối với bang Trường Lạc hay với người ngoài đều hiểu là đi chết thay). Nhờ bản tính ngay thẳng, thật thà, nghĩa khí, trung hậu và duyên số, Thạch Phá Thiên luyện được thần công cái thế.

Thạc Phá Thiên
Thạc Phá Thiên – Bang chủ Trường Lạc bang, một chàng trai có tấm lòng lương thiện.

Bí mật đảo Long Mộc nằm ở bài cổ thi “Hiệp Khách Hành” của thi tiên Lý Bạch đời Đường. 2 đợt cao thủ Trung Nguyên được mời lên đảo và các cao thủ thượng đẳng trên đảo, gồm cả 2 vị Chúa Đảo (Long và Mộc) đều đã bỏ rất nhiều công phu vào các vách đá (nơi ghi từng đoạn bài thơ này, tổng có 24 vách) với mong muốn luyện được tuyệt học võ công nhưng đều thất bại.

Bài thơ Hiệp Khách Hành tiếng Trung - Lý Bạch. (Ảnh: Internet)
Bài thơ Hiệp Khách Hành tiếng Trung – Lý Bạch. (Ảnh: Internet)

Ấy vậy mà chàng trai “mù chữ” Thạch Phá Thiên, không màng danh lợi hay mưu cầu võ công gì cả, lại vô tình “được chọn” làm truyền nhân của bí kíp võ công siêu hạng này. Khi chàng nhìn vào chữ nào là thấy nòng nòng xuất hiện bay vào các khiếu huyệt trên người, và hình thù các thế võ và luyện theo… mà cũng không biết là gì.

Giây phút Thạch Phá Thiên ngộ ra võ học thượng thừa, nhờ sự giúp sức của 2 vị chúa đảo.
Giây phút Thạch Phá Thiên ngộ ra võ học thượng thừa – Thái Huyền Kinh, nhờ sự giúp sức của 2 vị chúa đảo.

Cho tới gian cuối, khi gặp 2 vị đảo chủ, đang định chào 2 vị về vì trên đảo chẳng có gì thích thú cả, thì bỗng nhiên đại ngộ, khiến 2 vị chúa đảo vô cùng chấn động, và có một phen so tài “ngoài hệ Ngân Hà” với Thạch Phá Thiên, mặc dù thua, nhưng 2 vị đã hiểu được bí mật đảo hiệp khác và bài cổ thi này, rất vui mừng vì đã hoàn thành sứ mệnh tìm truyền nhân cho bí kíp võ công này, 2 vị quy tiên, đảo Long Mộc bị núi lửa nhấn chìm, các cao thủ quay trở lại Trung Nguyên, kết thúc huyền hoại về đảo Hiệp Khách.

https://www.youtube.com/watch?v=wMcf9Cd8odw

Lời kết

Qua đây ta mới thấy câu nói “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ” quả thật chẳng sai, người đời mưu cầu nào là danh, nào là lợi, nào là tình… những thứ đó đều không phải bản chất thật của con người, mà chỉ là hư ảo mà thôi, trăm năm chỉ như một làn khói bay. Chỉ có những tâm hồn hướng thiện, mộc mạc, giản dị, chân chật, hết lòng vì người khác, đó mới là bản chất thật của con người, là điều mà “Thánh nhân” muốn tìm để chân truyền nhất.

Đọc trong các tiểu thuyết và bộ phim kiếm hiệp Kim Dung, chúng ta đều thấy một mô típ như vậy, từ Đoàn Dự, Hư Trúc, Thạch Phá Thiên, Dương Quá, Trương Vô Kỵ… những cao thủ số một võ lâm, đều có cùng một bản tính, và có lẽ, đó mới chính là “tâm ý” mà nhà văn Kim Dung muốn truyền tải qua hình thức nghệ thuật tới độc giả hữu duyên, ai có thể hiểu được, làm được như các nhân vật kia, thì tự khắc, không cầu mà được, người đó sẽ đắc được những điều siêu thường tuyệt vời nhất!

Ánh Trăng tổng hợp

Xem thêm: