Những việc trải qua trong cuộc đời một người trên cơ bản là đã được định sẵn ở một không gian khác. Hơn nữa, phúc phận, bổng lộc của một người được hưởng v.v… đều là đã được định trước. Nếu như trong số mệnh của một người có quá ít phúc tướng thì dù có đỗ trạng nguyên cũng không được hưởng thụ bổng lộc.

Tiêu Đạo, trạng nguyên Bắc Tống, tự là Duyệt Đạo, người An Huy, siêng năng học hành, thông kinh sử Bách Gia, đỗ trạng nguyên khoa thi năm Ất Sửu 1085 đời nhà Tống.

Đương thời ở Tô Châu có một người bị mù lòa, tinh tường việc đoán mệnh phúc họa của một người thông qua việc nắn cốt và nghe giọng nói. Người ta gọi ông với biệt danh là “Thảo Yêu Đới”. Một ngày tháng 5 năm Nguyên Phong thứ tám. Có một vị Huyện lệnh huyện Thiệu Vũ (nay là Thiệu Vũ, Phúc Kiến) đã nghỉ hưu là Cung Trình mời hắn đến nhà đoán mệnh.Vừa đúng lúc có người truyền báo tin về những người đỗ kỳ thi ở kinh thành đến trước cửa. Cung Trình vội vàng nghênh đón hỏi đứng đầu bảng là ai, người nọ nói là : “Tiêu Đạo, người An Huy”. Cung Trình trở về nói cho “Thảo Yêu Đới”.

“Thảo Yêu Đới” liên tục nói: “Đáng tiếc! Thật là đáng tiếc! Phúc tướng quá mỏng!” Cung Trình cảm thấy kỳ quái, lại hỏi: “Tiên sinh biết rõ cốt tướng của hắn sao?” Đáp: “Vô cùng quen thuộc”, lại hỏi: “Vận mệnh làm quan sau này như thế nào?” Đáp: “Căn bản là không thể hưởng thụ bổng lộc, còn hỏi vận làm quan để làm gì?” Mọi người ở đó đều cho rằng Tiêu Đạo đã là trạng nguyên rồi, làm sao mà không được hưởng thụ bổng lộc, người mù lòa này chỉ là nói bậy mà thôi.

Mười mấy ngày trôi qua, có người ở kinh thành tới nói: “Sau sáu ngày niêm yết tên thì Tiêu Đạo chết rồi”.

Nhìn ngược lại, nếu một người có phúc phận lớn, cho dù trong cuộc sống này của họ gặp phải đại nguy hiểm thì ở không gian khác đối ứng, Thần Linh nhìn thấy được sẽ cứu giúp họ, cho nên phúc lộc quyết định số mệnh của một người.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Thời Bắc Tống, có một vị trạng nguyên họ Vương, khi chưa đỗ đạt, đã từng vì say rượu mà xảy chân ngã xuống sông Biện Hà (Biện Hà là một kênh đào nối giữa Sông Hoàng Hà và Tứ Thủy, chảy qua Biện Kinh, đến nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam). Nhưng ông ta mạng lớn, phúc lớn, không chỉ không bị chết đuối, được Thủy Thần đẩy lên bờ mà còn nhận được tin tức tốt lành.

Thủy Thần nói: “Ông có 30 vạn lượng tiền. Nếu như ông chết ở đây thì sau này số tiền ấy ghi chép sổ sách như thế nào?” Trong số mệnh có 30 vạn lượng tiền, như thế chẳng phải làm quan to sao? Quả nhiên, năm thứ 2 ông ta đoạt giải nhất.

Sự việc này một truyền mười, mười truyền một trăm, làm cho mọi người ngưỡng mộ mãi không thôi. Không lâu sau thì có một người với ý nghĩ hão huyền đã thử nghiệm, hắn giả vờ say rượu cũng rơi xuống sông Biện Hà, Thủy Thần cũng như lần trước đưa hắn lên bờ, người này vui mừng, trực tiếp hỏi luôn: “Lượng tiền của ta là bao nhiêu?”

Thủy Thần cười nói: ”Ta cũng không biết ngươi được nhiều hay ít tiền, chỉ biết là, nếu như ngươi cứ như vậy mà chết thật, thì 300 hũ dưa muối cũng không có chỗ mà thanh lý”. Lúc đó, người nghèo vốn không được hàng ngày ăn thịt cá, thường dùng dưa muối để ăn cơm, phải ăn 300 hũ dưa muối thì chẳng phải nghèo cả đời hay sao?

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Tuệ Minh biên dịch

Xem thêm: