Trong câu chuyện về Nho sinh Lưu Đình Thức thời Bắc Tống, chúng ta đã tìm hiểu qua vấn đề chữ tín của người xưa trong hôn nhân, tại sao họ lại như thế? Là vì họ tin duyên phu thê là do số mệnh đã định, quá trình Vi Cố thời nhà Đường tìm nàng dâu cũng minh chứng cho quan điểm này.

Thế nhưng, với nhiều người tiếp thu giáo dục theo chủ nghĩa vô thần, thật khó để có thể tin vào hai chữ “duyên phận” vô bằng chứng, nhìn không thấy sờ không chạm này, mọi người thường chỉ tin vào những gì cơ quan cảm giác cảm nhận được.

Xem thêm:

Nhưng cuộc đời thường cho chúng ta cảm nhận thế này: có người mình gặp gỡ chỉ như duyên bèo nước, qua đi nhanh chóng; có người thì cả đời mình phải vương vấn, có thể là sống chết có nhau, cũng có thể là đối thủ không đội trời chung, hay là người yêu đồng cam cộng khổ…

Tại sao lại có các mối quan hệ đa dạng khác nhau như thế? Liệu đây có phải là do “duyên phận” tạo thành? Đạo lý trong chuyện này khó có thể dùng khoa học hiện đại giải thích rõ ràng được.

Vì thế, khi chúng ta than vãn chuyện hợp tan của cuộc đời, thường dựa dẫm vào hai chữ “duyên phận”.

Vậy thì “duyên phận” cuối cùng là thế nào? Điều quan trọng là việc “cùng nắm tay cho tới bạc đầu” được an bài thế nào? Duyên ở đây có phải là sợi tơ hồng của “ông lão dưới trăng” không? Tại sao Nguyệt lão lại kết dây tơ hồng cho hai người?

Screen Shot 2015-06-29 at 3.18.42 PM

Gần đây trên thế giới ngày càng thịnh hành liệu pháp nhớ lại tiền kiếp, căn cứ của liệu pháp là bệnh tâm lý của chúng ta ngày nay, nguyên nhân của tình trạng khổ sở không dứt là do có từ tiền kiếp. Qua việc cho người bệnh rơi vào trạng thái thôi miên nhập định, trải nghiệm lại những khổ đau từ tiền kiếp để giải nhân quả, giúp bệnh hoạn mê muội không trị mà khỏi một cách thần kỳ.

Người trải nghiệm trạng thái nhập định được thể nghiệm tiền kiếp sinh động, có logic chân thực rõ ràng, ngoài sức tưởng tượng. Liệu pháp là cách mở cánh cửa đi vào tiền kiếp.

Hai mươi năm trước, tiến sĩ Weiss từng có một cuốn sách bán chạy là Many Lives Many Masters”, có thể nói ông có những tìm kiếm táo bạo về lĩnh vực này. Trong một cuốn sách khác của ông là Only Love Is Real: A Story of Soulmates Reunited có kể câu chuyện liên quan đến vấn đề duyên phận như sau:

Một nam một nữ cùng tìm đến tiến sĩ Weiss xin làm liệu pháp hồi tưởng, thế rồi mỗi người lần lượt nhớ lại tiền kiếp hai ngàn năm trước ở Jerusalem. Thì ra hồi đó hai người này là cha con. Người cha bị một tên lính La Mã hành hạ rồi chết ngay trong vòng tay con gái mình.

Hai người dù cùng có mặt trong căn phòng điều trị bệnh của tiến sĩ Weiss, nhưng tiến sĩ Weiss vì nguyên tắc nghề nghiệp không thể nói cho một trong hai người biết hồi ức của người kia. Nhưng sau đợt điều trị kết thúc, cánh tay số phận lại sắp đặt cho họ thật khéo: họ “ngẫu nhiên” cùng ngồi một chuyến bay, thế rồi quen nhau và sau cùng yêu nhau.

Nhiều người cho rằng mình và bạn đời gặp nhau là ngẫu nhiên, nhưng theo câu chuyện trên, đôi nam nữ “ngẫu nhiên” quen biết nhau lại là do nhân duyên có từ hai ngàn năm trước.

Trong quá trình nghiên cứu hàng loạt trường hợp hồi tưởng về tiền kiếp, hiện tượng thường thấy là nhiều đôi vợ chồng trong hiện tại đang chung sống với nhau, trong tiền kiếp họ cũng đã trải qua những cung bậc tình yêu nhiều màu sắc.

Cho dù trong hiện tại nhiều cặp vợ chồng sống không hạnh phúc, nhưng rồi vẫn tiếp tục cuộc sống vợ chồng, vẫn hy sinh vô tư cho nhau, vì thực ra đây cũng là cơ hội trả nợ cho nhau. Có lẽ đây chính là mục đích của nhân duyên vợ chồng.

Tiến sĩ Gina Cerminara, trong cuốn Many Mansions: The Edgar Cayce Story on Reincarnation đã kể lại câu chuyện:

Một cô gái xinh đẹp lấy chồng năm cô 23 tuổi, trải qua 18 năm chung sống với nhau thế mà nhan sắc cô gái vẫn xinh đẹp mê hồn như xưa.

Chồng cô gái là một thương nhân thành đạt nhưng thật éo le là anh ta lại bị mất khả năng tình dục, thế mà họ vẫn chung sống cùng nhau trải qua đã 18 năm. Với xã hội hiện đại, đây sẽ là lý do để người ta ly hôn. Nhưng người phụ nữ này không nhẫn tâm làm như thế, cô ta vẫn thương yêu chồng, không chút tỏ ra thương hại chồng.

Trong vài năm đầu khi mới chung sống, người vợ cũng không đủ khả năng chịu đựng, vì bị nhu cầu nhục dục quá mạnh nên cũng đã từng ngoại tình. Nhưng dần dần, người vợ nhờ học tôn giáo và ngồi tĩnh tọa, đã khắc chế được dục niệm. Thời gian cứ thế trôi đi lặng lẽ như dòng nước chảy êm đềm, đến một ngày, người đàn ông từng theo đuổi cô trước đây tìm lại cô.

Người đàn ông này thời niên thiếu từng yêu cô say đắm, nhưng đến khi anh ta kinh tế thành đạt thì cô đã được gả cho người khác. Họ gặp lại nhau, vui như không thể kiềm chế được. Nhưng cuối cùng cô gái vẫn quyết định chấm dứt mối quan hệ này, cô không nhẫn tâm rời bỏ chồng mình, vì chồng cô là người đàn ông tốt. Cô cũng không nhẫn tâm làm tổn thương vợ của người đàn ông kia, cô không muốn làm tổn thương bất cứ ai.

Qua hồi tưởng về tiền kiếp, thì ra người phụ nữ này và chồng cô cũng từng là vợ chồng trong tiền kiếp. Khi đó người chồng sống trong thời cuồng loạn tôn giáo và đã tham gia quân thập tự chinh, nhưng trước khi lên đường, vì muốn bảo đảm vợ không lăng nhăng với người đàn ông khác nên ép vợ đeo đai thủ tiết. Việc này làm cho người vợ sau này sống trong căm phẫn, quyết tâm phải trả thù.

Thế rồi trong kiếp này họ lại gặp nhau. Người chồng mất khả năng dục tình cũng là do báo ứng. Nhưng tại sao người vợ cũng phải chịu vạ lây phiền muộn vì người chồng? Nguyên nhân là do người vợ trong tiền kiếp tràn đầy hận thù chồng, luôn rắp tâm tìm cách báo thù.

Cô có dung nhan xinh đẹp như hoa, có khả năng đầy đủ khiến chồng phải đố kỵ, cảm thấy nhục nhã mà muốn ly hôn, như vậy là cũng đạt được mục đích báo thù. Nhưng kiếp này tinh thần cô mạnh mẽ hơn, cô không nhẫn tâm làm tổn thương bất cứ ai. Vì lòng chung thủy trong hôn nhân, cô phải hy sinh dục vọng, vẻ đẹp cùng tuổi xuân của mình.

Mọi người thường cảm thấy mình chỉ sống có một kiếp này, vì vậy trong nhiều việc không buông bỏ, nhất là với dục tình càng không thể để lỡ. Thế nhưng thực ra cuộc đời quan trọng nhất là làm sao học được tinh thần biết quan tâm và thương yêu người khác trong sự mê muội khổ ải của dục vọng nơi thế gian.

Khổng Tử cũng nói: “Điều mình không muốn, đừng làm cho người” (kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân – 己所不欲,勿施于人). Khi trong suy nghĩ, lời nói, hành động mình bị tham vọng chi phối, hãy nghĩ xem mình làm như thế có làm tổn thương cho mình cũng như cho người khác không? Nên nghĩ xem, giả như bạn phối ngẫu của mình mà suy nghĩ, nói năng, hay hành động giống mình, mình sẽ cảm thấy như thế nào?

Cho dù duyên phận của chúng ta hình thành như thế nào, duyên của kiếp này là tốt hay xấu, đều nên hết lòng trân trọng duyên phận của mình hiện tại, vì có ân sẽ được trả ân, có oán sẽ phải trả oán.

Chúng ta sống trong vòng luân hồi của sinh mệnh, hành thiện hóa giải duyên ác, tạo ngày càng nhiều duyên thiện, chẳng phải sau này sẽ ngày càng nhiều quả phúc báo trả sao?

Chẳng phải khi bạn thay đổi cách nghĩ thì cảm nhận của bạn cũng khác đi sao? Thật mong bạn biết trân trọng cuộc sống của mình hơn nữa và đạt được hạnh phúc lâu bền.

sen13

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Đoàn Thanh biên dịch

Xem thêm: