Những điều Phật Đà, chúa Jesus, Khổng Tử, Lão Tử cùng trải qua.

Khổng Tử

Khổng Tử. (Ảnh: Internet)
Khổng Tử. (Ảnh: Internet)

Khổng Tử sinh ra trong bần hàn, cả đời bôn ba, về già đi chu du khắp các nước. Không có vị vua nào chịu tiếp thu chủ trương của ông. Cuối cùng ông tới ranh giới giữa nước Trần và nước Thái thì hết lương thực để ăn. Những người học trò đi theo ông đói tới mức không còn sức để đi. Khổng Tử liên tục giảng các đạo lý cho đệ tử và không ngừng cất tiếng đàn.

Tử Lộ là người thẳng thẳn, sắc mặt có vẻ giận giữ hỏi Khổng Tử: “Quân tử cũng có lúc rơi vào đường cùng sao?” Khổng Tử đáp: “Trong lúc khốn quẫn, quân tử vẫn thủ vững phẩm hạnh, tiểu nhân thì hoàn toàn ngược lại, việc gì cũng dám làm.

Khổng Tử biết trong lòng các đệ tử không vui, bèn hỏi: “Trong “Kinh Thi” nói “không phải tê ngưu cũng chẳng phải lão hổ, lại chôn chân ở nơi hoang vu này”, hôm nay tinh thần ta sa sút như thế này, chẳng lẽ ta đã làm điều gì sai chăng? Tại sao lại rơi vào tình cảnh này?

Tử Lộ bèn đáp: “Có thể là nhân đức hoặc mưu trí của chúng ta không đủ, nên người ta mới không tín nhiệm, lại còn vây hãm chúng ta nơi đây.

Khổng Tử nói: “Có sự tình đó ư? Nếu như có nhân đức, mưu trí, thì mọi việc sẽ thuận buồm xuôi gió, Bá Di Thúc Tề đã không chết đói tại Thủ Dương Sơn, Tỷ Can cũng sẽ không bị Trụ Vương moi tim.

Tử Cống nói: “Phu tử chi đạo chí đại, cố thiên hạ mạc năng dung (đại ý là đạo của Thầy bác đại vô cùng, thiên hạ không có quốc gia nào có thể dung nạp Thầy), vậy sao Thầy không giảm bớt yêu cầu của mình?” Khổng Tử thở dài nói : “Ôi, Tử Cống, chí hướng của ngươi chỉ có vậy thôi, ngươi không nghĩ tới tu dưỡng đạo như thế nào, lại nói giảm bớt yêu cầu để cho phép dung chứa quan hệ bất chính!

Nhan Hồi bèn đáp: “Phu tử chi đạo chí đại, cố thiên hạ mạc năng dung. Nhưng là quân tử phải chú trọng tu dưỡng đạo đức bản thân, nếu như chúng ta tu dưỡng không tốt, thì đó là vấn đề của chúng ta. Nếu như chúng ta tu dưỡng tốt rồi nhưng lại không được trọng dụng, thì đó là sỉ nhục của các quốc gia kia. Nên họ không dung nạp được chúng ta cũng có gì đâu? Lúc đó chính là thể hiện sự quân tử của chúng ta!

Khổng Tử có 3000 đệ tử, “thân thông lục nghệ” (lễ nghĩa, âm nhạc, cung tên, cưỡi ngựa, biết chữ, tính toán) có 72 người, Tử Lộ và Tử Cống cũng được xem là những người xuất sắc, nhưng Tử Lộ không có tín tâm với thầy, Tử Cống thậm chí còn hy vọng Thầy hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức để hùa vào thế tục, chỉ có Nhan Hồi là tín tưởng tuyệt đối.

Truyền dạy chân lý, cho dù như Khổng Tử dạy theo khả năng nhận thức của học trò. Nhưng vào thời khắc then chốt, trong khốn khổ mà vẫn có thể giữ vững chân lý cũng không hề đơn giản.

Lão Tử

Lão Tử “Tử Khí Đông Lai”. (Ảnh: Internet)
Lão Tử “Tử Khí Đông Lai”. (Ảnh: Internet)

Lão Tử nhất định nhìn ra vấn đề này, bởi vậy ông cả đời “đạo ẩn vô danh”. Khổng Tử khi cầu kiến Lão Tử, Lão Tử dạy bảo Khổng Tử: “Người có tài nhưng kín đáo; quân tử có phẩm đức cao thượng, bề ngoài lại khiêm tốn như kẻ ngu đần.” Tuy học thuyết của Lão Tử được hậu thế nghiên cứu hơn 2000 năm. Nhưng đương thời Lão Tử chỉ làm chức quan nhỏ quản sách báo triều nhà Chu, không có chút tiếng tăm gì.

Nếu như không phải Lão Tử sau này đi về phía tây tới Hàm Cốc Quan, Doãn Hỷ nhìn thấy đám mây tím phía đông, dài ba vạn dặm, hình dáng rồng bay, Doãn Hỷ đã yêu cầu Lão Tử viết sách để lại. Có lẽ nếu không Lão Tử đã không chủ động viết “Đạo Đức Kinh” lưu truyền thiên cổ. Trong phần gần cuối cuốn sách, Lão Tử viết: Ta nói cái gì dễ biết, dễ hành (làm). Thiên hạ không thể biết, không thể hành.

Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni. (Ảnh: Internet)
Phật Thích Ca Mâu Ni. (Ảnh: Internet)

Cũng không phải là trùng hợp, trong “Phật bản hành tập kinh” và “ Thích Ca Mâu Ni truyền”, cũng có mô tả những tâm lý tương tự như vậy đối với Thích Ca Mâu Ni.

Sau khi Thích Ca Mâu Ni khai ngộ dưới cội bồ đề, đã cảm thán nói: “Ta đã chứng ngộ được Phật Pháp, khó gặp khó biết, không thể tưởng tượng được, cũng không thể phát hiện được, thực không biết làm sao để thế nhân có thể minh bạch. Họ đều bị tham dục, oán hận, ngu si, ác kiến, ngạo mạn, nịnh hót, luồn cúi, bạc phúc từ gốc, không có trí huệ, làm sao có thể hiểu được đạo pháp mà ta chứng ngộ được? Hiện tại nếu ta thuyết Pháp cho họ, họ nhất định sẽ lẫn lộn, đồng thời cũng không thể tin tưởng tiếp nhận, thậm chí còn đi phỉ báng ta. Điều này sẽ khiến họ kiếp sau rơi vào ác đạo, chịu các loại thống khổ. Điều này chẳng phải ngược với ước nguyện ban đầu độ hóa chúng sinh của ta sao? Thà để họ chịu khổ, như vậy ta không cần phải thuyết pháp truyền đạo cho họ, mà tự mình lặng lẽ tiến vào cảnh giới niết bàn.

Đại Phạm Thiên Vương thấy Thích Ca Mâu Ni không có ý định lưu lại thế gian để thuyết pháp. Ông bèn hạ thế khuyên can, nên Thích Ca Mâu Ni mới lưu tại thế gian để truyền pháp 49 năm, chịu vô vàn thống khổ.

Chúa Giê-su

Chúa Giê-su. (Ảnh: Internet)
Chúa Giê-su. (Ảnh: Internet)

Thời Giê-su truyền pháp, có 12 môn đồ. Tuy nhiên, khi Giê-su bị bắt các môn đồ đều rời bỏ ông! Khi Giê-su tiến vào Jerusalem, ông đã biết trước mình sắp bị đóng đinh lên thập tự giá, ông cảm thán nói: “Jerusalem!, Jerusalem! Ngươi thường giết hại tiên tri.

Khổng Tử chu du khắp nơi, cuối cùng cạn lương thực; Lão Tử thuyết đạo của mình “Thiên hạ không thể biết, không thể hành”, Thích Ca Mâu Ni vì thấy chúng sinh khó độ, mà sau khi khai ngộ muốn trực tiếp tiến nhập niết bàn; Giê-su bị đóng đinh lên thập tự giá; triết gia Socrates đã bị kết án tử hình, uống rượu độc và chết. Thánh nhân, giác giả, tiên tri truyền Đạo truyền Pháp đều khó khăn như thế.

Theo Khải Huyền (cuốn sách cuối cùng của Tân Ước): Thần Phật hạ thế độ nhân ắt lặng lẽ. Lão Tử bình sinh không ai biết đến, lưu lại 3.000 câu rồi vội rời đi; Thích Ca Mâu Ni thân là Thái tử, tự mình dẫn các tăng nhân đi hành khất, cũng bị ngoại đạo chửi rủa, xuất gia tu hành truyền Pháp 49 năm, không lưu lại một trang kinh sách nào liền Niết bàn rời đi; Giê-su sinh ra bên máng cỏ đã bị tìm truy sát, trưởng thành cũng không ai biết, khuyên người hành thiện, truyền Đạo ba năm sau bị đóng đinh lên thập tự giá, thăng thiên rời thế gian…

Lịch sử của các bậc thánh nhân giác giả ở trên, đều vì hóa độ chúng sinh, chịu vô vàn thống khổ. Những gì họ trải qua đáng để con người ngày nay suy nghĩ sâu sắc.

Theo Secretchina
Mai Hồng biên dịch

Xem thêm: