Anh Phạm Ngọc Dương là một nghệ sỹ thị giác tại Hà Nội và là một học viên Pháp Luân Công được hơn một năm. Nếu coi con người như một căn nhà thì trước kia anh Dương trang trí căn nhà của mình bằng những gam màu u tối. Là một nghệ sỹ nên anh thường xuyên lấy các vấn đề của xã hội, của con người làm nguyên liệu cho sáng tác, và anh chỉ nhìn thấy các khía cạnh o bế, bức bối, đau đớn, khổ sở của cuộc sống.

Anh tâm sự: “Tôi nghĩ là một nghệ sỹ thì phải đặt tự do và cá tính lên hết thảy. Chính vì thế các mối quan hệ xã hội, các ràng buộc gia đình, tôi đều đặt ở thứ yếu và không coi trọng. Tôi theo lối sống buông thả, tôi đắm chìm trong các mối quan hệ thoáng qua. Tôi cho rằng đấy mới là cuộc sống hiện đại thực sự. Nhưng ngay cả khi tôi sống tự do nhất, cá tính nhất thì tôi cũng không thấy hạnh phúc. Giờ đây sau khi tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, buông bỏ được các tham lam ích kỷ, tôi chợt nhận ra tâm hồn mình trở lên an hòa và cơ thể trở lên nhẹ nhàng và tôi đang bước đi trên con đường tràn đầy hạnh phúc”.

Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) được biết đến là môn khí công tu luyện bắt nguồn từ Trung Quốc vào năm 1992 và đến nay đã phổ truyền trên 110 quốc gia. Tuy nhiên không giống như những môn khí công khác chỉ chú trọng tập luyện động tác, đả thông kinh mạch, Pháp Luân Công còn đặt trọng tâm vào hướng dẫn các học viên tu dưỡng tâm tính, nâng cao đạo đức làm cốt lõi.

Nâng cao tâm tính thế nào?

Các học viên Pháp Luân Công có nhiều trải nghiệm lớn lao về sức khỏe, nhưng biến đổi lớn nhất đối với họ chính là về tâm tính và ứng xử trong cuộc sống.

Anh Đào Huy Phong, Tiến sỹ công nghệ sinh học Cộng hòa Pháp, cho biết sự thay đổi như sau: “Công việc của tôi phải tiếp xúc với rất nhiều người nên cũng có rất nhiều mâu thuẫn xảy đến. Trước kia khi gặp mâu thuẫn, tôi chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân mình. Sau khi theo luyện Pháp Luân Công, tôi coi lợi ích cá nhân đó nhẹ nhàng hơn, nghĩ cho người khác nhiều hơn, đặt mình vào bối cảnh của họ nên giải quyết vấn đề tốt hơn”.

Anh Nguyễn Đức Tài, Tiến sỹ CNTT cho biết trước đây tâm tính của anh cũng rất thất thường, khó kềm chế được cơn bộc phát. Nói thẳng ra là anh rất nóng tính. Anh hay nhìn người khác và phán xét họ. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tâm nóng giận của anh đã bớt đi rất nhiều. Dần dần, tâm tính anh bình ổn hơn, làm chủ được bản thân hơn. Anh cũng thôi không phán xét người khác nữa dù là trong ý nghĩ. Anh nói: “Khi có ý nghĩ phán xét người khác, tôi biết rằng ý nghĩ đó là không tốt và mình nên bỏ nó đi, vì nó không có gì là tốt cả. Khi tôi không còn phán xét người khác, tôi cũng cảm thấy nhẹ nhõm và dễ hoà hợp với mọi người hơn.”

Chị Phạm Đan Phượng, từng là nhà báo tại Hà Nội, chia sẻ về sự thay đổi của bản thân: “Trước đây trong mắt bạn bè, gia đình, tôi vốn nổi tiếng là người cực đoan, yêu ghét thái quá, cực kì cá tính, lập dị, suy nghĩ và làm những việc khác người. Tôi thậm chí còn cho rằng đó mới chính là tôi. Sau khi tập Pháp Luân Đại Pháp, tôi thấy đó đều là những trạng thái không đúng đắn. Và ngay lập tức, tôi từ bỏ hoàn toàn con người cá tính lập dị trước đây. Tôi hạnh phúc khi tìm thấy mình trong sự nữ tính, dịu dàng vốn là bản tính nguyên sơ của người phụ nữ. Giờ đây, tôi thấy lòng thanh thản, nhẹ nhàng, chưa bao giờ tôi cảm nhận rõ ràng rằng hạnh phúc hóa ra chính là tự trong tâm của mình chứ không phải ở hoàn cảnh bên ngoài đem lại – trong sự trở về với bản tính thiện lương nguyên sơ mà có lẽ mình đã từng có và đã mất đi trong những năm tháng đầy biến loạn của cuộc đời”.

Thực hành theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn

Pháp Luân Đại Pháp lấy nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn để chỉ đạo cho việc tu luyện. Vì vậy các học viên luôn nỗ lực chiểu theo nguyên lý này từ trong suy nghĩ, lời nói đến hành động.

Ông Lý Tấn tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Điện toán, Đại học Thanh Hoa năm 1986. Ông sau đó đến Canada và lấy bằng thạc sĩ Khoa học Điện toán của Đại học British Columbia (UBC). Năm 1992, ông làm việc cho công ty Viễn thông miền Bắc danh tiếng của Canada với vai trò là một kỹ sư cao cấp.

Ông nói về quyết định theo học Pháp Luân Công của mình: “Tôi đã gặp hàng chục học viên Pháp Luân Công đến từ mọi tầng lớp xã hội, và cảm nhận rằng mình đã được ở trong một vùng đất tịnh độ. Mỗi người trong số họ đều có một câu chuyện rất xúc động trong việc tu luyện của mình. Tất cả họ, bất kể là nam hay nữ, già hay trẻ, đều có chung một đặc điểm, đó là luôn cân nhắc đến lợi ích của người khác trong mọi hoàn cảnh, và họ luôn yêu cầu bản thân mình tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn. Đó là cảnh giới khiến tôi bị lôi cuốn nhưng không thể đạt tới. Trong khi hầu hết mọi người đều coi trọng lợi ích riêng của bản thân mình, các học viên lại coi nhẹ lợi ích cá nhân và luôn nghĩ cách mang lại điều tốt đẹp cho người khác. Tôi nhìn thấy sự vĩ đại của những pháp lý mà họ đã đắc được bằng cách tuân theo chúng. Điều đó đã khiến tôi khởi niệm muốn tu luyện.”

Ông Lý Tấn trong cuộc họp báo tại Quốc hội của Canada
Ông Lý Tấn trong cuộc họp báo tại Quốc hội của Canada

Đường Phu, một nhà văn mạng độc lập người Trung Quốc tại Phần Lan nhận xét như sau: “Ông Lý Hồng Chí đã phát triển một môn tu luyện trên nền tảng Chân – Thiện – Nhẫn. Nó có sức mạnh kỳ diệu cho phép các học viên trở nên khỏe mạnh về thể chất. Pháp môn của ông ấy quá huyền diệu đến mức trong xã hội trượt dốc đạo đức ngày nay, bất kể ai dù ở trời Nam bể Bắc nào, đều không thể không hết lòng vì nó và chủ động giúp đỡ nó phổ truyền. Bạn nhìn xem, Pháp Luân Công đang là cảm hứng cho con người, là con đường đến tương lai và là một phần gánh vác lịch sử.”

Ông Trần Khả Nhân là tổng giám đốc một công ty trực tuyến tại Đài Loan. Trước khi tập Pháp Luân Công, ông Trần rất thực dụng. Ông hút thuốc, uống rượu và đánh bạc. Ông nóng nảy và thường ném điện thoại di động hay đá vào bàn để trút giận. Ông trở nên kiệt quệ về thể chất lẫn tinh thần, bị đau dạ dày và các bệnh về đường ruột. Cổ của ông bị cứng và thường không thể quay được. Những khổ nạn này đã làm cho ông thậm chí còn mệt mỏi hơn và ông rất dễ nổi cáu.

Sau khi tập luyện Pháp Luân Công, tính tình của ông được đề cao. Những khó chịu và mệt mỏi của cơ thể của ông biến mất. Ông Trần nói: “Tôi từng là người khá quyết đoán và không thích nghe theo những ý kiến của người khác. Kể từ tu luyện Pháp Luân Công, tôi cố gắng hành động phù hợp với các nguyên lý của Chân- Thiện-Nhẫn. Bây giờ tôi cảm thấy khỏe hơn về cả thể chất lẫn tinh thần.

Ông Trần đã áp dụng các nguyên tắc của Chân-Thiện-Nhẫn như là một chuẩn mực tinh thần cho công ty của ông
Ông Trần đã áp dụng các nguyên tắc của Chân-Thiện-Nhẫn như là một chuẩn mực tinh thần cho công ty của ông

Ông Trần Khả Nhân nói: “Chân-Thiện-Nhẫn hình thành chuẩn mực tinh thần cho công ty của tôi. Tôi yêu cầu nhân viên của tôi đối xử với nhau bằng nhân từ và nếu họ nhìn thấy một vấn đề ở một người nào đó, họ vui lòng chỉ nó ra cho họ để người khác có một cơ hội để đề cao”. Tại cuộc phỏng vấn tuyển dụng, ông giải thích tinh thần của công ty cho các thí sinh:“Nếu họ làm điều gì sai, họ sẽ có một số cơ hội, nhưng nếu họ tiếp tục mắc cùng một sai lầm sau đó họ sẽ bị sa thải. Tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội cho những người trẻ thực sự phát triển và trưởng thành. Không có sự cạnh tranh giữa nhân viên và các phòng ban khác nhau. Công ty ổn định và tăng trưởng được duy trì ở một tốc độ ổn định. ”

Đối mặt với bức hại bằng “Chân Thiện Nhẫn”

Từ năm 1999 đến nay, các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc bị chính quyền nước này bức hại tàn bạo, khiến hàng triệu học viên bị bắt giam, tẩy não, cải tạo lao động, giam cầm và mổ nội tạng. Đối mặt với điều này, các học viên Pháp Luân Công hành xử thế nào? Từ bỏ môn tu luyện đã từng mang lại những điều tốt đẹp cho họ? Từ bỏ quyền tự do tín ngưỡng cơ bản? Hay kêu gọi số đông đứng lên chống đối chính quyền?

Các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã chọn cách: kiên nhẫn nói lên sự thật một cách hòa ái. Từ thỉnh nguyện ôn hòa cho đến phản đối bức hại, từ tố cáo những vi phạm nhân quyền cho đến kiện kẻ chủ mưu đàn áp, tất cả điều họ mong muốn chỉ là chấm dứt cuộc bức hại vô lý và tàn ác đã kéo dài quá lâu trong suốt 17 năm qua.

Các học viên Pháp Luân Công kháng nghị trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York
Các học viên Pháp Luân Công kháng nghị trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York

Anh Saleem là một cảnh sát trực trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York. Trong suốt ba giờ đồng hồ đứng trực vào ngày 13/5 vừa qua, anh quan sát nhóm Pháp Luân Công tọa thiền ôn hòa, chỉ thấy tiếng nhạc tập chứ không có lấy một tiếng ồn. Anh nói trong suốt 25 công tác, anh đã thấy rất nhiều cuộc kháng nghị nhưng những gì được chứng kiến ngày hôm nay thực sự là hiếm gặp. “Pháp môn này thật tốt,” anh nói.

Thành viên quốc hội Canada, ông Rob Anders đã bị xúc động bởi sự kiên định của các các học viên đối với các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Ông đã viết xuống ba từ này, và long trọng chỉ ra rằng, bức hại những con người tin vào Chân – Thiện – Nhẫn chính là phá hủy nền tảng đạo đức của con người, và đó là một cuộc đàn áp đối với tất cả nhân loại.

Ngày nay, nhiều người trên thế giới đã nhận ra rằng những vấn đề xã hội nghiêm trọng nhất thực sự đe dọa an nguy sinh tồn của nhân loại bắt nguồn từ nhân tâm – đạo đức nhân loại. Khi số lượng lớn con người trong một xã hội đầy ham muốn dục vọng và trong lợi ích vật chất trước mắt mà mất đi thiện tâm, thì nhân loại đang đẩy toàn bộ sự tồn tại của mình đến tình trạng vô vọng. Cùng lúc đó, người ta cũng thấy rằng Pháp Luân Đại Pháp, với nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn có nguồn gốc sâu xa, truyền thống của mình, có thể khiến những vấn đề này hoàn toàn được giải quyết.

Ông Lý Tấn nói, “Các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp là một con đường vĩnh hằng để giúp chúng ta quay về với bản tính thiện lương. Pháp Luân Công đã được hồng truyền trên 110 quốc gia trên thế giới. Điều kỳ diệu này đã thể hiện uy đức của Đại Pháp, và chỉ ra tương lai tươi sáng cho nhân loại.

Dương Lương tổng hợp

Xem thêm: