Nhiều quy đinh mới trong dự thảo Luật an ninh mạng yêu cầu các dịch vụ của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cần phải có giấy phép. Liệu điều này có khiến các dịch vụ lớn như Facebook, Google… rút khỏi Việt Nam?

Theo khoản 4, Điều 34 Dự thảo Luật an ninh mạng Việt Nam có quy định: “Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”.

Tuân theo quy định này, tất các các dịch vụ của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như Google, Facebook, Viber, Gmail… buộc phải có giấy phép hoạt động, cơ quan đại diện và đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng tại Việt Nam.

Trong trường quy định này được thông qua, và nếu các doanh nghiệp kể trên không tuân thủ quy định này, nhiều chuyên gia cho rằng đây sẽ là điều vô cùng thiệt thòi đối với sự phát triển của internet nói riêng và kinh tế số Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, người dùng internet tại Việt Nam cũng không thể tiếp cận được với những tiến bộ mới về công nghệ truyền thông của thế giới.

Theo lý giải của ông Nguyễn Hồng Văn, Phó viện trưởng Viện An toàn thông tin quốc gia, quy định này là vô cùng cần thiết nếu xét từ vóc độ an ninh mạng quốc gia.

Trước thông tin đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có văn bản gửi Ủy ban Quốc phòng và an ninh của quốc hội để nêu ra những điều chưa phù hợp về tính thống nhất với cam kết quốc tế của Việt Nam về quy định này trong dự thảo.

Không đồng tình với ý kiến của VCCI, bà Bùi Việt Hiền Nhi, Phó ban truyền thông FPT Telecom cho rằng, việc yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài xây dựng chi nhánh đại diện tại Việt Nam là hoàn toàn hợp lý, việc này sẽ giúp hạn chế những rủi ro về gian lận thương mại và an toàn thông tin.

Thanh Tùng (TH)

Từ Khóa: