Một nhà khoa học cho biết rằng việc phát hiện ra loài sinh vật khổng lồ này làm họ thấy phấn khích như việc phát hiện ra khủng long vậy.

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện 5 con hà khổng lồ ở một vịnh tại Mindanao, Philippine.

sv1

Trong ảnh, các nhà khoa học đã tách đôi một phía vỏ rất dày của con hà, sau đó họ lắc lắc thì bên trong vỏ chui ra một sinh vật màu đen nhiều nhớt rất dài. Hà khổng lồ là một loài động vật vỏ cứng cùng loài với ngao, trai, toàn bộ thân con hà nằm trong một lớp vỏ rất cứng, phần đầu hướng xuống dưới, toàn thân vùi trong bùn, thức ăn của chúng là các sinh vật sống trong lớp bùn đen và các sinh vật lắng xuống đáy biển.

sv2

sv3

Kích thước loài hà này vô cùng to lớn, chúng có thể dài tới 1,55m, đường kính dài 6cm. Chúng bài tiết ra 1 loại chất có thành phần canxi cacbonat giúp tạo ra lớp vỏ cứng bao bọc lấy phần đầu và thân. Mặc dù trong giới khoa học đã sớm biết đến loài vật này nhưng đây là lần đầu tiên họ tận mắt nhìn thấy chúng và được tiến hành nghiên cứu sâu hơn về chúng.

sv4

sv5

Theo nghiên cứu được đăng trên tạp trí của Viện khoa học quốc gia Mỹ, loài hà khổng lồ này là động vật có 2 lớp vỏ cứng sống lâu nhất mà con người biết đến.

sv6

Một nhà khoa học cho biết: “Việc phát hiện ra loài hà khổng lồ này làm tôi thấy phấn khích như việc phát hiện ra khủng long vậy, nhưng trước đây chúng tôi chỉ có thể nghiên cứu chúng thông qua các hóa thạch, còn bây giờ chúng tôi đã có các vật sống để nghiên cứu.”

Đúng là sinh vật kỳ lạ phải không mọi người? Tuy vậy thiên nhiên quanh ta vẫn còn rất bí ẩn mà cho tới nay con người vẫn chưa khám phá hết được.

Quỳnh Chi