Ung thư giống như khách không mời mà tới, lại chẳng biết lúc nào sẽ rời đi. Để có thể cùng anh bạn kia chung vui, lại có thể khiến anh ta tự rời đi thì cần một vài nguyên tắc dưới đây…. 

Ông Han Man Cheong, giáo sư danh dự, nguyên Hiệu trưởng Đại học Y, Đại học Quốc gia Seoul bị ung thư gan giai đoạn cuối nhưng vẫn khỏe mạnh suốt 19 năm nay đã trở thành câu chuyện rất nổi tiếng ở Hàn Quốc.

Từ năm 1998, ông được chẩn đoán mắc ung thư gan giai đoạn muộn. Chỉ sau chưa đầy 2 tháng, các khối u gan di căn sang phổi. Ông cũng từng hoảng loạn khi bác sĩ cho biết cơ hội sống chưa đến 5%. Nhưng sở dĩ ông có thể sống sót đến ngày hôm nay không phải là phương pháp trị liệu tiên tiến hay thuốc đặc hiệu nào cả, mà điều cốt lõi đối với bất kể bệnh nhân nào đó là: thay đổi quan niệm tiêu cực về ung thư, không nên coi nó như kẻ thù.

Tế bào ung thư có nhiều đặc điểm sinh học giống bạn, nên nó cứ ngỡ bạn chính là tình yêu đích thực của nó, nhưng lại đang ngày ngày tàn phá cơ thể bạn. Nhưng chỉ có cách yêu quý kẻ thù của chính mình mới có thể hoá giải mối “nhân duyên” này.

Dưới đây là câu chuyện giáo sư Han chia sẻ 5 nguyên tắc lớn dẫn thành công của mình:

Nguyên tắc thứ nhất: Chỉ có thể yêu khi hoàn toàn hiểu nhau

Tình yêu ngọt ngào nhưng cũng lắm đắng cay. (Ảnh minh hoạ: Pinterest)

Trước đây, tôi (Giáo sư Han) có một người bạn rất tốt, khi ở cùng anh không hay nói chuyện tình yêu hay về các cô gái trẻ xinh đẹp. Nhưng miễn là anh ta mở điện thoại lên, sẽ có một loạt danh sách khác phái với anh. Anh trông cũng không điển trai, trước mặt các cô gái cũng không đánh lừa họ mình là kẻ giàu có. Khi anh và một cô gái đã chia tay sau một thời gian dài, sẽ có một bạn gái mới xuất hiện ở bên cạnh anh, một ngày tôi quyết định hỏi anh lời khuyên.

“Tôi và bạn gái sẽ trao đổi và chuẩn bị một số điều, trước tiên là nội dung cuộc hẹn hò, sau đó định ngày ra ngoài cùng cô ấy, để đi đến tình yêu thì phải có giai đoạn tìm hiểu lẫn nhau”, anh trả lời tôi.

Thật là buồn cười khi so sánh điều trị ung thư với tình yêu, nhưng tôi thường nghĩ về điều mà bạn tôi nói sau khi bị bệnh, đầu tiên bạn phải hiểu về ung thư là gì thay vì xa lánh kỳ thị nó, cũng không được sợ hãi mà phải sẵn sàng đối mặt với các điều kiện hoặc khó khăn bất ngờ xảy ra. Chỉ khi đó mới có thể tìm thấy phương pháp giải quyết tương ứng.

Tình yêu là như vậy, khi đối mặt với bệnh ung thư cũng phải được hiểu đầy đủ, và sau đó điều trị. Để một kẻ lòng đầy thù hận, chỉ muốn tra tấn bạn, làm thế nào để xoa dịu nó, biến nó thành bạn, thì đầu tiên bạn phải có lòng bao dung, nhìn thấy điểm tốt của họ, lắng nghe nỗi lòng của họ… và chỉ có chính bạn mới có thể làm điều đó mà không ai khác thay thế được.

Tuy nhiên, thông tin về phương pháp chữa bệnh ung thư xuất hiện rất nhiều trên truyền hình báo chí, kể cả truyền miệng… một số phương pháp vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng nhưng vẫn có người tin theo vì tâm lý “bước đường cùng”.

Nhà sách cũng có rất nhiều cuốn sách về bệnh ung thư, một nửa trong số đó là sách về y học tự nhiên hoặc phương thuốc dân gian. Nhiều phương pháp điều trị trong cuốn sách đã không được xác nhận và có thể gây hại cho bệnh nhân. Nếu bạn muốn mua tốt nhất là tìm tác giả là các chuyên gia về ung thư viết, sẽ đáng tin cậy hơn.

Nhưng không thể chỉ dựa vào đọc một vài cuốn sách mà bạn có thể hiểu đầy đủ căn bệnh ung thư, nhưng dựa theo hiểu biết của cuốn sách, và thảo luận cùng bác sĩ thì bạn sẽ có kiến thức vững chãi.

Một khi bạn đã hiểu rõ căn bệnh ung thư, biết trước những khó khăn cần phải đối mặt để không thấy bất ngờ, từ đó giữ cho tinh thần hoặc những cảm xúc tiêu cực về thể chất giảm đến mức tối thiểu, bạn phải nhớ rằng “kiến thức là sức mạnh”, và rằng: “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”.

Nguyên tắc thứ 2: Đừng làm cho Bệnh tình ảnh hưởng Tâm tình

GS Han Man Cheong: “Khi không còn loại thuốc nào có thể cứu sống mình, tôi đành dựa vào những nguyên tắc của riêng mình để tồn tại”.

Kể từ khi bị ung thư, tâm trí tôi thường xuất hiện nghi vấn này: Y học hiện đại đối với bất kỳ loại bệnh nào đều có khuynh hướng đem trị số hoá hoặc quy tắc hoá. Theo trị số phân tích kết luận bệnh tật khi con số đó vượt qua giới hạn an toàn, nhưng đôi khi dữ liệu này sẽ dẫn đến chẩn đoán sai tình hình.

Ví dụ, chỉ số bình thường của một kiểm tra cho 30 đến 40, nhưng kết quả kiểm tra cho 43, nên đánh giá thế nào khi chỉ ra ngoài 3 đơn vị?

Hoặc lấy chỉ số huyết áp làm ví dụ, khi chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường một chút thì chỉ cần hít một hơi thật sâu vài lần, huyết áp sẽ trở lại mức bình thường. Nếu không phải do sai số của máy móc thì tâm lý hồi hộp của bệnh nhân cũng sẽ dẫn đến sai lệch khi dựa vào con số bề mặt như vậy.

Tuy nhiên, kiểm tra không phải là không có độ tin cây, máy móc sẽ có một chút sai số nhưng hiện nay có nhiều xét nghiệm tra ung thư cũng có vai trò trọng yếu để phát hiện sớm bệnh. Vấn đề là con số đó lên xuống và cũng làm tâm bạn “nhảy động” theo, ngày hôm qua vẫn còn nằm trong phạm vi, vài ngày sau đã vượt qua giới hạn cho phép. Tâm lý liền trở nên bất an, có khi đi thêm vài bệnh viện để đo lại cho “chắc ăn”, và cũng đã không hiếm trường hợp bị chuẩn đoán nhầm là ung thư khiến họ rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười.

Không chỉ giới hạn ở con số xét nghiệm, mà trong cuộc sống hàng ngày, tiêu hoá có chút vấn đề hoặc khi vừa thức dậy rời khỏi giường cảm giác thấy đốt ngón tay hơi đau nhức đều coi như đại sự mà đến yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc hoặc nghi rằng phương pháp đang áp dụng không chuẩn xác. Có khi lại bỏ dở giữa chừng tìm phương pháp khác, nên đôi khi nói đùa bệnh khỏi rồi mà không biết nhờ đâu mà khỏi, đó còn là người may mắn.

Không những vậy, nó còn có thể hao mòn cả thể chất lẫn tâm trí bạn. Ung thư rất thích chơi trò đuổi bắt, bạn phải có đủ thể lực cùng tài năng mới có thể đối kháng cùng hắn. Nếu vì chút biến đổi ở cơ thể mà trở nên bất mãn, khó chịu, lo âu thái quá… thì chỉ tự mình hại mình.

Nguyên tắc thứ 3: Dục tốc bất đạt

Lance Armstrong – tay đua xe đạp số 1 thế giới một thời được nhiều người hâm mộ không chỉ vì thành tích mà còn ở nghị lực sống phi thường (Ảnh:La Silla Rota)

Nhân sinh rất thường được ví von như cuộc chạy ma-ra-tông, trong mắt của tôi,tôi sống chung cùng ung thư chính xác như chạy ma-ra-tông, chạy ma-ra-tông không có cái gọi là đường tắt cùng may mắn, chỉ có kiên trì bền bỉ chạy cho đến đích.

Tay đua huyền thoại Lance Armstrong từng đau khổ vì bệnh ung thư tuyến tiền liệt, sau hơn một năm chữa bệnh thành công, và trong cuộc thi đua xe đạp nổi tiếng thế giới “Tour de France” đã đoạt chức vô địch, ông nói:

“Không muốn trở thành một anh hùng hay một phép lạ, tôi đã đọc bài báo leo lên những ngọn núi của Pháp. Làm thế nào chúng ta có thể đến được đỉnh quả núi? Chỉ bằng cách men theo sườn núi, chinh phục từ từ và chịu sự thống khổ đau đớn, cũng phải nỗ lực 100% để leo lên đến đỉnh trước người khác”.

Armstrong từng phải vật lộn với căn bệnh ung thư quái ác, 1992 (Ảnh qua: Kenh 14)

Những lời nói của Armstrong, nói lên quá trình điều trị của mình. Ông có thể vượt qua bệnh ung thư không phải là vì thuốc thần kỳ hay công thức ăn uống, mà là thông qua ý chí cứng rắn mà vượt qua sự đau đớn trong quá trình điều trị. Cũng như trong thể thao cần tập huấn không ngừng nghỉ và làm chủ bản thân để tạo ra một kỷ lục vô địch.

Các liệu pháp ung thư nói chung, đều cần thời gian dài, bệnh nhân phải chịu trách nhiệm lớn, đây là một cuộc chiến lâu dài. Nhiều người không thể chịu đau đớn liền sản sinh ý nghĩ: “Có thể nào nhanh chóng kết thúc? hoặc “có cách nào khác nhẹ nhàng hơn không?”

Điều này là không khả thi cho bệnh ung thư. Một thời gian ngắn không có thang máy có thể đưa bạn lên, trong sóng gió cũng không xuồng cứu hộ lẫn phao cứu sinh, chỉ có thể chịu đựng một vài tháng, một vài năm dài điều trị.

Phẫu thuật không có nhiều khác biệt, tuy đã loại bỏ các khối u, nhưng nó vẫn sẽ có thể quay trở lại, bạn cần trường kỳ quan sát động tĩnh của tế bào ung thư, chứ không phải một lần cắt bỏ là nhàn nhã cả đời. Đừng bao giờ thách thức ung thư, ung thư không dễ ngồi yên một cách ngây thơ. Nhưng có thể từng bước đối mặt với nó, đi đúng hướng để tiến lên phía trước.

Nguyên tắc thứ 4: Giữ một khoảng cách, tâm bình khí hòa

Lý Xương Hạo là một kì thủ cờ vây nhờ cái đầu lạnh trong mọi tình huống (Ảnh: opentomorrow.tistory.com)

Tôi chơi cờ vây không giỏi nhưng cũng thích xem người khác đánh cờ, đặc biệt là các trận đấu của kì thủ Lý Xương Hạo. Anh chơi cờ đặc sắc ở chỗ tuyệt đối không gây xung đột chính diện, luôn chậm rãi tấn công từ bên ngoài, gây bất ngờ cho đối phương. Khi anh nhìn thấy điểm yếu của đối phương sẽ không tấn công ngay lập tức mà để cho đối phương nhận ra rồi mới bình tĩnh tấn công. Ngay cả khi bị tấn công trước, anh vẫn có thể lật ngược ván cờ. Khi đó anh vẫn rất bình tĩnh giữ thế phòng thủ, sau đó tấn công điểm yếu khác.

Đối với ung thư, các cuộc xung đột tâm tính: căng thẳng, hoang mang, phẫn nộ… thì chỉ làm bệnh tình nặng thêm. Càng trong tình huống như vậy bạn càng phải thoải mái, buông lỏng tinh thần. Bởi nếu nội tâm không hạ xuống được sẽ dễ dàng bị ung thư tấn công, luôn trong thế phòng thủ, nhưng nếu nội tâm cân bằng có thể chống lại cuộc tấn công của ung thư.

Nếu bạn bị một tổn thương ung thư, bạn cần phải: “Vâng, bạn nên như vậy, trước tiên tôi chăm sóc bản thân và sau đó để đối phó với bạn”, mọi xung đột sẽ làm tổn thương chính bạn bất kể ai là kẻ thắng cuộc.

Nguyên tắc thứ 5: Đây là một người bạn có thể trở lại bất cứ lúc nào

GS Han Man Cheong đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo chỉ đơn giản là suy nghĩ tích cực và yêu thương kẻ thù của mình, cũng chính là yêu quý bản thân

Tại sao người ta sợ ung thư? Mặc dù câu trả lời không quá bất ngờ, rất rõ ràng, nhưng nó thuộc về gánh nặng bên trong. Người ta sợ ung thư bởi vì nó thường được gắn với án tử. Ai ai cũng sợ vì đối với bất kì ai, dù là già hay trẻ, nam giới hoặc nữ giới, ung thư đều đối đãi rất công bằng: “yêu thương một cách vô điều kiện”.

Một khi phải đối mặt với “cuộc tình đơn phương” này, muốn rút lui cũng không phải dễ dàng, vấn đề không chỉ là sợ chết, mà ngay cả cuộc sống hàng ngày sẽ cảm thấy mệt mỏi. Nhiều người trong số họ, cộng với sự sợ hãi cái chết, mỗi ngày như sống trong địa ngục. Có một câu hỏi cho bạn chọn lựa ở đây: “ung thư là chết? Hoặc cuộc sống ung thư và từ từ chết”.

Sự tình tuyệt đối không phải như vậy. Nếu chưa đến giai đoạn cuối vẫn có thể sống khoẻ mạnh, hoặc tiếp nhận trị liệu và có thể kéo dài tuổi thọ. Đó chỉ là may mắn thôi sao.

Tôi nghĩ rằng trong quá trình điều trị ung thư, may mắn hoàn toàn không có mối quan hệ. Ung thư có thể được chữa khỏi, phải có một lý do minh xác, hiệu quả của trị liệu tốt, hoặc bệnh nhân có một ý chí mạnh mẽ. Ví dụ, tỉ lệ sống sau khi điều trị ung thư phổi ít hơn 5%, có nghĩa là 95 người sẽ chết, chỉ có 5 người tồn tại. Nhưng con số này không quan trọng, vì mấu chốt là không phải 100% sẽ chết.

Để có thể sống chung cùng với ung thư, bạn phải thoát khỏi ý nghĩ “ung thư đồng nghĩa với cái chết”. Đó là một vị khách không mời mà đến, cũng là một người bạn sẽ tự động rời đi khi hết duyên, chỉ là bạn có đối xử theo đúng nghĩa một người bạn không.

Mặc dù hiện tại rất khó khăn, nhưng nhen nhóm niềm tin từng ngày, rồi bạn sẽ phát hiện bạn là người cười sau cùng. Người bạn ung thư sẽ sẵn sàng ra đi và nói: “Người ban đầu không phải là đối tượng của ta mãi mãi, dù ta ra đi người sẽ vẫn sống tốt cơ mà”.

Người chiến thắng với nụ cười cuối cùng phải là người không bao giờ mất hy vọng của chính mình.

Hoàng Kỳ

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.