Tư thế ngủ ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi nhịp tim của thai nhi. Khi người mẹ nằm ngủ ngửa, thai sẽ ít hoạt động hơn so với khi ở tư thế nằm nghiêng.

Nghiên cứu đã phân tích 29 phụ nữ khỏe mạnh đang mang thai 34-38 tuần tuổi (Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Physiology).

Nhịp tim của thai được theo dõi liên tục suốt đêm. Tư thế ngủ của các tình nguyện viên sẽ được theo dõi và ghi lại qua camera. Kết quả cho thấy tư thế ngủ ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi nhịp tim của thai nhi. Khi thai phụ nằm ngủ ngửa, thai sẽ ít hoạt động hơn so với khi thai phụ nằm nghiêng.

Khi thai phụ nằm ngủ ngửa, thai sẽ ít hoạt động hơn so với khi thai phụ nằm nghiêng (Ảnh: qua Salamati)

Nếu thai phụ thay đổi tư thế ngủ, từ nằng nghiêng sang nằm ngửa, thai cũng trở nên “trầm” hơn.

Các nghiên cứu trước đó cho thấy ngủ ngửa trong giai đoạn cuối thai kỳ sẽ gây ra tình trạng ứ trệ các mạch máu ở tử cung, dẫn đến giảm cung cấp oxy cho thai nhi.

Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Peter Stone, thuộc Đại học Auckland, cho biết: “Chúng tôi có đủ bằng chứng để khuyến nghị các thai phụ nên nằm nghiêng khi ở 3 tháng cuối thai kỳ”.

Stone cho biết thêm: “Trong trường hợp thai không khỏe, chẳng hạn như tăng trưởng kém, thai có thể sẽ không chịu đựng được tư thế nằm ngửa của mẹ.”

Nghiên cứu trước đó cho thấy thai phụ nằm ngửa đối mặc với nguy cơ thai lưu gia tăng. Điều này là do trọng lượng của thai gây áp lực lên các mạch máu nuôi thai, làm giảm khả năng cung cấp ôxy cho thai nhi.

Tư thế nằm như thế nào là tốt?

Theo bác sĩ Steven Park thuộc Đại học Y New York, tư thế ngủ thực sự có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người. Và nếu ngủ không đúng tư thế, bạn có thể gặp một số triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, khó thở, ợ chua, đau lưng… Nhưng tư thế nào là tối ưu nhất? Bác sĩ Steven Park cho biết tư thế đó chính là “nghiêng trái”.

Các sản phụ cũng thường được khuyên nên nằm nghiêng bên trái (ảnh: qua tredepsausinh)

Tư thế nằm ngửa không chỉ ảnh hưởng đối với thai nhi, mà còn dễ có xu hướng ngáy hơn do lưỡi gà và các cơ màn hầu trong họng bị kéo trùng xuống, dễ gây hẹp đường thở – tạo ra tiếng ngáy. Ngoài ra việc đặt tay tại đâu khi ngủ cũng có thể khiến các dây thần kinh vai bị áp lực và chịu tổn thương.

Có thể thấy khi nằm nghiêng bên phải sẽ làm tăng nguy cơ bị trào ngược dịch vị dạ dày, gây ra hiện tượng ợ nóng, không hề tốt cho khả năng tiêu hóa. Trong khi đó, nằm nghiêng bên trái thì ngược lại, do đó các sản phụ cũng thường được khuyên nên nằm theo tư thế này.

Bên trái chính là nơi tế bào limpho bạch huyết thống trị. Do đó khi nằm nghiêng trái, cơ thể sẽ có nhiều thời gian để lọc bỏ độc tố qua ống ngực và hạch bạch huyết. Nếu nằm ngủ phía bên phải, hệ thống này sẽ vận hành không tốt, và trong dài hạn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm do độc tố tích tụ quá nhiều.

Ngoài ra, nằm nghiêng bên trái còn hỗ trợ lưu thông máu cho tim, giúp mật trong gan sản xuất tốt hơn và giữ cho chức năng của lá lách ổn định.

Cao Sơn

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.