Chúng ta đều biết, ăn quá no cũng có thể sinh bệnh. Tiến sĩ y học Nhật Bản – Ishihara cho rằng, rất nhiều bệnh tật đều có liên quan đến “ăn quá nhiều”. Do đó, muốn được khỏe mạnh trường thọ, có thể bắt đầu từ “chế độ ẩm thực Ishihara”, làm cho cơ thể tăng cường miễn dịch tự nhiên.

Tiến sĩ Ishihara: Mỗi ngày chỉ cần giảm đi 1 bữa ăn, thì có thể giảm thiểu bệnh tật phát sinh

Theo TS. Ishihara, các tế bào bạch cầu có thể “nuốt các vật ngoại lai” trong máu, phát huy chức năng miễn dịch. Khi con người ta ăn quá no, trong máu sẽ có lượng lớn chất dinh dưỡng, làm cho bạch cầu lâm vào trạng thái “ăn quá no”, mà không thể “nuốt” dị vật như bệnh khuẩn, tế bào ung thư… Ngược lại, khi bụng đói chất dinh dưỡng trong máu tương đối ít, bạch cầu sẽ có thể “nuốt” các loại bệnh khuẩn một cách tối đa nhất.

Ảnh dẫn theo pinsdaddy.com

Trong cuốn “Từ sinh bệnh đến bắt đầu kéo dài tuổi thọ” TS. Ishihara đã chỉ ra, Tiến sĩ Mark Hellings Stein của Đại học California đã từng chứng minh qua thực nghiệm: insulin, hoocmon tăng tưởng có thể thúc đẩy tế bào phân chia và sinh trưởng, tăng tốc độ sinh sôi của tế bào ung thư.

Do ăn uống lượng lớn thức ăn có thể kích thích lách gia tăng tiết insulin. Còn qua thí nghiệm bỏ đói chuột cho thấy: Có thể làm cho tốc độ phân chia tế bào chậm lại, giảm thiểu nguy hiểm của chứng bệnh ung thư.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng từng tiến hành điều tra theo dõi thời gian từ 9 – 12 năm, phát hiện những người béo phì có nguy cơ bị mắc ung thư đại tràng gấp 1,5 lần so với người bình thường.

Ảnh dẫn theo nguồn 123doc.org

TS. Fung Dana, Phó giáo sư y khoa, Đại học Washington – Hoa Kỳ, từng dùng thời gian 6 năm theo dõi tình trạng cơ thể của nhóm tình nguyện những người duy trì chế độ ăn uống thấp calo, kết quả phát hiện tim của nhóm người này không chỉ có độ đàn hồi huyết quản tương đối tốt, chức năng tâm trương của tim cũng trẻ ra 15 tuổi.

Ngoài ra, TS. Ishihara cũng chỉ ra, khi ăn lượng lớn thức ăn, trong máu không chỉ mỡ, đường và đạm tăng cao, chuyển hóa trao đổi chất thải của các loại chất dinh dưỡng cũng có thể theo đó mà tăng cao, mà những chuyển hóa chất thải này chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho vi khuẩn, do đó tạo thành các loại viêm nhiễm.

Không nên ăn quá nhiều – Ảnh dẫn theo miraclebum360.com

TS. Ishihara cho rằng, mỗi ngày chỉ cần giảm đi 1 bữa ăn, thì có thể giảm thiểu bệnh tật phát sinh, mà nhất là “không ăn bữa sáng” là tốt nhất, bởi vì bữa sáng nằm trong thời điểm chuyển hóa và bài tiết chất cặn bã, nếu ăn trong thời gian này, vì để tiêu hóa thức ăn, huyết dịch sẽ có thể tập trung về dạ dày và ruột, mà không thể tiến hành đào thải, làm cho chất cặn bã cũ dễ tích tụ lại trong cơ thể.

Nhưng, không ăn sáng thì không có sức, phải làm sao? TS. Ishihara cho rằng, chỉ cần là khi nạp năng lượng không tạo thành gánh nặng cho dạ dày và ruột là được, do đó buổi sáng có thể uống hồng trà thêm mật ong hoặc đường đen, vừa cung cấp năng lượng, đồng thời còn có vitamin phong phú, chất khoáng, mật ong… có thể phát huy tác dụng điều chỉnh đường ruột, tăng cường sức đề kháng.

Hồng trà (Ảnh dẫn theo nguồn mirschastia.ru)

Ngoài ra, trong hồng trà cho thêm bột gừng sống, cũng có tác dụng ôn ấm cơ thể, thúc đẩy khả năng miễn dịch, phòng ngừa huyết khối, giảm cholesterol… TS. Ishihara cũng kiến nghị sử dụng 2 củ cà rốt và một quả táo để nguyên vỏ xay thành sinh tố “ táo – cà rốt”, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất mà cơ thể còn thiếu, có lợi cho việc phòng ngừa ung thư.

Thời điểm bữa trưa, có thể chọn mỳ kiều mạch làm món chính. Kiều mạch có chứa 8 loại axit amin, chất béo cũng có thể giúp làm sạch máu, phòng ngừa xơ cứng động mạch, đồng thời cung cấp xơ thực phẩm và khoáng chất. Do kiều mạch thiếu vitamin A và C, khi ăn có thể thêm hành và bột thất vị hương (shichimi) bổ sung, thành phần cay trong đó còn có thể làm giãn mạch, thiêu đốt chất béo, thúc đẩy ra mồ hôi và trao đổi chất.

Bữa tối thì có thể ăn theo nhu cầu. TS. Ishihara cho rằng, chỉ cần ăn không quá nhiều, uống thêm một chút cũng không vấn đề. Nếu là giữa 2 bữa cảm giác đói bụng, có thể ăn chút sô-cô-la, đường đen, hồng trà gừng thêm mật ong hoặc đường đen.

Ngoài ra, tác gia người Nhật Yamada Futaro nói cho bạn biết, khi vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng nghiêm trọng, thực phẩm gia công, gia vị hóa học sử dụng càng ngày càng nhiều, những chất độc hại đã ăn vào rồi phải làm sao đây? Thực ra chỉ cần không ăn nữa là được.

Ở đây, nói không ăn là chỉ tiến hành đoạn thực. Đoạn thực có thể khiến cơ thể chúng ta thiêu đốt mỡ tích tụ, chuyển hóa thành năng lượng, trong khi thiêu đốt đồng thời có thể giải phóng chất độc hại tích tụ trong tế bào, tình trạng cơ thể có thể được cải thiện, đồng thời cũng có thể nâng cao khả năng tự hồi phục của các cơ quan và nâng cao tác dụng của đại não, hoạt hóa chức năng tế bào, là một phương pháp hồi xuân.

Ảnh dẫn theo boys

Trong cơ thể của tất cả các loài đều có tồn tại một loại gen trường thọ, vốn có chức năng ức chế tế bào ung thư, làm mạnh lực cơ, phòng ngừa tiểu đường, lão hóa… mà then chốt để hoạt hóa chúng, chính lại là “nạp ít thực phẩm”.

Do đó chúng ta chỉ cần nạp vào ít thực phẩm đi, cộng thêm định kỳ đoạn thực, thì có thể cải thiện tình trạng cơ thể, làm cho tế bào hồi xuân, tìm về thời trẻ.

Phương thức đoạn thực chỉ uống nước trong quá khứ có khả thi không? Vì nếu không nạp vitamin và khoáng chất, sẽ dẫn tới tất cả các chuyển hóa rơi vào trạng thái đình trệ, do đó cần bổ sung enzyme thực phẩm, vitamin, khoáng chất, để enzyme trong cơ thể có thể phát huy tác dụng.

Ảnh dẫn theo nguồn revistabiendesalud.com

Do đó phải lợi dụng rau củ tốt chế biến thành sinh tố, đồng thời thêm vitamin và khoáng chất, sáng chế ra sinh tố đặc chế chuyên dùng cho đoạn thực, sinh tố đó tăng gia khuẩn có lợi cho đường ruột, điều chỉnh môi trường trong ruột, chỉ cần đường ruột sạch sẽ thì có thể kích thích đại não, nâng cao chức năng đại não, mà lúc mới bắt đầu có thể thử sử dụng đoạn thực một tuần 1 lần.

Để dành ngày nghỉ cuối tuần để đoạn thực, một tháng tiến hành 1 lần là khả dĩ, bữa trưa chỉ uống nhiều nước và 1-2 quả ô mai.

Bữa sáng: Chuẩn bị củ cải trắng dài khoảng 5 cm và một quả dưa chuột, xay thành hỗn hợp sền sệt, nêm vào một chút gia vị.

Bữa tối: Chuẩn bị củ cải trắng cũng dài khoảng 5cm và một quả ớt chuông đỏ, xay thành hỗn hợp sệt, nêm vào một chút gia vị.

Bí quyết dưỡng sinh của người xưa: Ăn nhiều không có nghĩa sẽ khỏe mạnh hơn

Việc ăn uống rất quan trọng và có thể coi như một phần của văn hóa dưỡng sinh của người cổ đại. Người Trung Hoa cổ đại chỉ ăn hai bữa mỗi ngày với một lượng đồ ăn rất ít. Họ cũng ít khi ăn thịt và điều này giúp cho hệ tiêu hóa của họ tốt hơn. Từ thời xa xưa, đã có rất nhiều ví dụ về những người do ăn uống vô độ mà mắc các loại bệnh tật, sau đó có thể hồi phục trở lại nhờ một chế độ ăn kiêng với nhiều rau quả.

Xưa kia, Nhan Hồi, một đồ đệ nổi tiếng của Khổng Tử chỉ ăn rất ít và uống nước mỗi ngày, ông cho rằng như vậy đã là đầy đủ rồi. Có người chỉ ăn một chén cơm nhỏ và dưa leo cho mỗi bữa ăn nhưng ngoại hình trẻ trung như mới hơn 20, mặc dù đã ngoài 40 tuổi và có một sức khỏe tuyệt hảo.

Người cổ đại coi việc ăn uống điều độ như một cách để giảm dục vọng ham muốn, làm nhạt đi khẩu vị, không ăn quá nhiều, giảm số lần ăn một ngày và chỉ người lớn tuổi mới ăn chút thịt.

Họ tin rằng bệnh tật chính là do ăn uống quá thường xuyên, ăn tạp và ăn quá mức. Người xưa đánh giá sức khỏe của một người qua năng lượng sống, sức khỏe tinh thần của người đó hơn là một thân hình đẫy đà.

Liên Hoa – Cao Sơn (Theo ntdtv.com)

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.