Làm việc mệt mỏi, cơ thể yếu, ăn một bát súp gà nhân sâm ấm áp sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi. Vậy nhưng trên thị trường có rất nhiều loại nhân sâm, mỗi loại một công dụng, lựa chọn loại nào cho tốt?

Các bác sỹ Trung y cho biết, các loại nhân sâm khác nhau hiệu quả khác nhau, các loại nhân sâm trên thị trường có loại đã được gia công bào chế nên phân thành nhiều loại khác nhau, có thể chia làm 13 loại.

Bác sỹ Trung y Lâm Hữu Nhan bày tỏ, nhân sâm thực chất là một loại sâm, các loại sâm khác nhau công hiệu và ứng dụng khác nhau. Các loại nhân sâm bao gồm cả loại bào chế có thể phân thành các loại sau : “Hồng Sâm”, “Bạch sâm” , “Sâm Hoa Kỳ”, “Đẳng sâm”,, “điền thất sâm”, “sa sâm”, “đan sâm”, “huyền sâm”, “sâm đắng”, “quyền sâm”, “5 loại lá sâm”…

Nên lựa chọn loại nhân sâm nào tốt? Cùng xem công dụng của 13 loại nhân sâm sau:

  1. Hồng sâm

Hồng sâm là một loại nhân sâm đã được sao qua và bào chế đặc biệt.
Hồng sâm là một loại nhân sâm đã được sao qua và bào chế đặc biệt.

Hồng sâm là một loại nhân sâm đã được sao qua và bào chế đặc biệt. Lấy hai loại “ sâm Cát Lâm” và “Sâm Thạch Trụ” làm ví dụ, cũng là một loại nhân sâm mà dân gian thường gọi, là loại thực vật dạng rễ chùm. Loại nhân sâm này thường có tính ấm, có tác dụng bổ dưỡng rõ rệt, nhưng dễ bị hiểu nhầm là thực phẩm làm bốc hỏa khí. Sâm Đông Dương (hay còn gọi là Sâm Nhật Bản) là một loại hồng sâm có xuất xứ từ Nhật Bản, tính bổ dưỡng và tính ấm nhiều hơn sâm Cát Lâm một chút.

Đứng từ góc độ thực vật có thể chia thành: “nhân sâm rừng”, và “nhân sâm trồng nhân tạo”. Nhân sâm rừng là loại nhân sâm được đào trực tiếp từ rừng, thời gian sinh trưởng của cây thường từ 10 năm hoặc 100 năm, sản lượng rất ít, hiệu quả cao, giá cực đắt; còn sâm nhân tạo là loại sâm được nhân giống từ sâm núi và trồng đại trà, thời gian thu hoạch thường khoảng 6 năm, bởi phương pháp bào chế là khác nhau nên phân loại cũng khác nhau, có thể làm thành sâm bọc đường….

  1. Sâm phơi khô

Sâm khô là loại nhân sâm được trồng nhân tạo khoảng 6-7 năm rồi thu hoạch, lựa chọn để phơi khô. Chủng loại cũng giống như hồng sâm, nhưng không có tính nóng như hồng sâm, vì vậy không dễ làm bốc hỏa. Về vấn đề sử dụng, thông thường hồng sâm dùng để ôn dương bổ khí, sâm khô thường dùng đơn thuần để bổ khí sinh tinh huyết.

  1. Nhân sâm trắng

Sâm trắng hay còn gọi là sâm đường, là loại sâm ngâm qua đường và phơi khô mà thành.
Sâm trắng hay còn gọi là sâm đường, là loại sâm ngâm qua đường và phơi khô mà thành.

Sâm trắng hay còn gọi là “nhân sâm đường”, là loại nhân sâm không cần trải qua quá trình bào chế đặc biệt nào, chỉ cần rửa sạch và chần qua nước sôi, sau đó ngâm với đường và phơi khô là được. Chủng loại cũng giống như hồng sâm, nhưng không có tính nóng như Hồng sâm, vì vậy không dễ làm bốc hỏa. Về vấn đề sử dụng, thông thường hồng sâm dùng để ôn dương bổ khí, sâm trắng thường dùng đơn thuần để bổ khí.

Người Hàn Quốc thường dùng nhân sâm làm nguyên liệu trong các món ăn.
Người Hàn Quốc thường dùng nhân sâm làm nguyên liệu trong các món ăn.
  1. Sâm Thái cực

Sâm Thái Cực là loại gia vị thường được dùng trong món ăn của người Hàn Quốc, hiệu quả của nó ở ranh giới giữa hồng sâm và bạch sâm, hầu hết phù hợp cho tất cả mọi người.

Loại sâm khô này không có tính nóng như Hồng sâm, nên không dễ bị bốc hỏa khi sử dụng. thường dùng để bổ khí sinh huyết đơn thuần.

  1. Sâm Cao Ly

Sâm Cao Ly là một loại nhân sâm được sản xuất từ Hàn Quốc, bởi phải qua một quá trình chế biến đặc biệt, có tính bổ dưỡng rất cao, cũng dễ bị bốc hỏa khí khi sử dụng, nên những người huyết áp cao tăng động thái quá không nên sử dụng. Hơn nữa căn cứ vào chủng loại đẳng cấp khác nhau mà phân loại sâm cao ly thành các loại như: “Thiên sâm, địa sâm, Thiết Sâm, Vĩ Sâm” … giá cả cũng chênh lệch nhau nhiều.

  1. Sâm Hoa Kỳ

Sâm Hoa Kỳ là loại sâm được sản xuất ở Mỹ.
Sâm Hoa Kỳ là loại sâm được sản xuất ở Mỹ.

Vì đây là loại sâm không có tính ấm nóng, nên thường được sử dụng để bổ khí sinh huyết, thường thích hợp dùng cho những người bị đột quỵ, hoặc những bệnh nhân gặp vấn đề hô hấp kém.

  1. Đẳng sâm

Đẳng sâm thường được dùng thay cho nhân sâm ở góc độ điều trị lâm sàng, chủng loại sản phẩm này giống như nhân sâm, là loại cây thực vật họ hoa chuông. Cũng giống như nhân sâm đều có tác dụng bổ khí hiệu quả, hơn nữa thích hợp với những người có thể trạng yếu đuối lâu ngày cần bồi bổ sức khỏe. Thích hợp điều trị các triệu chứng như ho, trở ngại ngôn ngữ, chán ăn, suy nhược, chóng mặt do thiếu máu, tim hồi hộp… do khí phổi.

  1. Sâm Thái Tử

Sam Thai tu
Sâm Thai tu

Sâm thái tử còn được gọi là “sâm trẻ con” cũng giống như nhân sâm có tác dụng bổ khí hiệu quả, nhưng không bằng nhân sâm, thích hợp dùng cho trẻ con gầy ốm thể trạng yếu, chán ăn.

  1. Sa sâm

Sa sâm giúp sạch phổi bổ âm, ích vị tăng bài tiết dịch.
Sa sâm giúp sạch phổi bổ âm, ích vị tăng bài tiết dịch.

Sa sâm còn được gọi là “sâm nam sa”, “sâm bắc sa”, có thể giúp sạch phổi bổ âm, ích vị tăng tiết dịch. Thích hợp dùng điều trị các triệu chứng như lao (và các bệnh tương tự liên quan đến lao, phổi), ho khan, hoặc các bệnh tì vị hư nóng lâu ngày, nôn khan… Nam Sâm còn có tác dụng long đờm rất hiệu quả; Bắc Sâm hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu và tăng cường chất dịch nuôi cơ thể rất tốt.

Khi dùng nhân sâm tốt nhất không nên dùng kèm các loại thực phẩm như trà, quýt, cà phê, sữa… để tránh làm mất tác dụng của nhân sâm.

  1. Đan Sâm

Đan sâm hay còn gọi là “Tử đan sâm”, có tác dụng hoạt huyết, giúp máu lưu thông và mát gan.
Đan sâm hay còn gọi là “Tử đan sâm”, có tác dụng hoạt huyết, giúp máu lưu thông và mát gan.

Đan sâm và nhân sâm là hai loại khác nhau. Đan sâm thường dùng cho các bệnh nhân bị chảy máu, đường huyết kém, hiên nay thường dùng điều trị các triệu chứng và các bệnh như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu não và các bệnh khác.

  1. Huyền Sâm

Huyền sâm hay còn gọi là “Nguyên Sâm”, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ âm. Thường dùng điều trị viêm họng, họng khô rát, hiện nay dùng để điều trị viêm thành mạch máu, chỗ hoại tử vết thương chi dưới của bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

  1. Sâm Đắng

 Sâm Đắng có tác dụng thanh nhiệt làm ấm người, giải độc tố lợi tiểu. Thường dùng để phóng chống bệnh về phụ khoa âm đạo, nhiễm trùng và các bệnh ngoài da, ngoài ra nhiễm Trichomonas âm đạo cũng có tác dụng rất hiệu quả.

  1. Quyền Sâm

Quyền sâm có tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát máu, ngăn ngừa tiêu chảy.
Quyền sâm có tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát máu, ngăn ngừa tiêu chảy.

Quyền sâm có tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát máu, ngăn ngừa tiêu chảy. Chủ yếu dùng điều trị carbuncles trực tràng, vết thương do rắn độc cắn, sốt co giật, uốn ván, lỵ nhiễm trùng huyết, tiêu chảy.

Lưu ý: Khi dùng nhân sâm không nên uống trà, cà phê, sữa.

Những người đang dùng nhân sâm tốt nhất không nên dùng các loại thực phẩm như trà, quýt, cà phê, sữa… (Ảnh internet)
Những người đang dùng nhân sâm tốt nhất không nên dùng các loại thực phẩm như trà, quýt, cà phê, sữa… (Ảnh internet)

Bác sỹ trung y Lâm Hữu Thạch khuyên bạn, khi dùng nhân sâm tốt nhất không nên dùng kèm các loại thực phẩm như trà, quýt, cà phê, sữa…  để tránh làm ảnh hưởng tới công dụng của nhân sâm. Những loại thực phẩm có tính cay nóng dễ làm thay đổi tính chất của nhân sâm, vì vậy khi dùng nhân sâm tốt nhất đều nên tránh sử dụng.

Ngoài ra, từ xưa có lưu truyền “không nên ăn nhân sâm cùng với củ cải”, là điều này không có cơ sở thực tế, có lẽ là bởi nhân sâm bổ khí, nhưng củ cải lại loại bỏ khí và long đờm, tương phản lại với tác dụng bổ dưỡng của nhân sâm, nên nếu ăn cùng sẽ làm giảm hiệu quả bổ dưỡng của nhân sâm. Nhưng củ cải có thể cải thiện tình trạng đầy bụng, không tiêu hóa được sau khi ăn nhân sâm, và thực tế có thể ăn củ cải khi dùng nhân sâm.

Theo Secretchina
Biên dịch Kiên Định

Xem thêm: