Nếu bạn đang mong mỏi sinh thêm một em bé, thì không nên dùng các loại thuốc giảm đau thông thường. Các nhà nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng thuốc giảm đau nhóm NSAID ngăn cản việc rụng trứng, và tất nhiên là khiến thai sẽ không đậu được.

Các kết quả nghiên cứu được giáo sư Sami Salman, Đại học Bagdah, trình bày tại Hội nghị Liên minh châu Âu chống Thấp khớp (EULAR 2015) tại Rome.

Trong nghiên cứu được tiến hành theo dõi trên 39 phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nhưng bị đau lưng nhẹ. Trước khi bắt đầu thử nghiệm, những người tham gia được siêu âm để ghi lại kích thước buồng trứng và đo nồng độ progesterone, một hoóc-môn quan trọng cho sự rụng trứng. Sau đó những người này được phân thành 4 nhóm, trong đó 1 nhóm uống giả dược, một nhóm sẽ dùng thuốc giảm đau là diclofenac, nhóm khác dùng etoricoxib, nhóm còn lại dùng naproxen. Họ bắt đầu uống thuốc vào ngày thứ 10 của chu kỳ kinh để đảm bảo nang trứng đã phát triển và có thể giải phóng trứng (rụng trứng).

Sau 10 ngày dùng thuốc, tất cả phụ nữ tham gia đều được siêu âm lại, và dưới đây là những phát hiện của các nhà nghiên cứu:

  • “Sự rụng trứng xảy ra ít hơn nhiều đối với những người dùng thuốc giảm đau nhóm NSAID”, theo GS. Salman. Trên thực tế, trong nhóm uống diclofenac, 93% phụ nữ không rụng trứng, tỷ lệ này ở nhớm uống etoricoxib và naproxen vào khoảng 75%, trong khi nhóm uống giả dược thì 100% phụ nữ đều rụng trứng. Để mang thai, thì cần phải có sự kết hợp của tinh trùng và trứng. Khi trứng không “rụng” thì đồng nghĩa với việc tinh trùng không thể gặp trứng, do đó bạn không thể có thai, ít nhất là theo cách tự nhiên.
  • Nồng độ progesterone giảm, đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng.
  • Khoảng 1/3 số phụ nữ phát triển một u nang do các nang trứng đã không thể giải phóng được trứng.
  • Khi một nửa số người tham gia quay lại vào tháng sau đó để kiểm tra buồng trứng, tất cả đều rụng trứng bình thường trở lại khi ngừng dùng thuốc NSAID.
Do đó, những phụ nữ đã gặp khó khăn trong đậu thai và những người đang sử dụng thuốc nhóm NSAID thường xuyên nên trao đổi với bác sĩ về việc tìm kiếm những biện pháp thay thể để kiểm soát cơn đau (Central IT Alliance/iStock)
Do đó, những phụ nữ đã gặp khó khăn trong đậu thai và những người đang sử dụng thuốc nhóm NSAID thường xuyên nên trao đổi với bác sĩ về việc tìm kiếm những biện pháp thay thể để kiểm soát cơn đau (Central IT Alliance/iStock)

Rụng trứng trở lại bình thường sau khi ngừng dùng thuốc NSAID cho thấy sự ức chế của thuốc lên khả năng sinh sản là có thể phục hồi. Tuy nhiên, như GS. Salman đã chỉ ra, “phát hiện này nhấn mạnh các tác dụng có hại của những thuốc NSAID đối với khả năng sinh sản”.

Tất nhiên, vô sinh còn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn vùng dưới đồi, suy buồng trứng sớm, lạc nội mạc tử cung, tổn thương ống dẫn trứng, polyp lành tính hay u tử cung, u cổ tử cung, hoặc những bất thường của tử cung, cổ tử cung. Tác dụng bất lợi của thuốc giảm đau lên sự thụ thai cũng đã được đề cập đến, nhưng đây có lẽ là nghiên cứu rõ ràng nhất.

Việc thường xuyên sử dụng thuốc nhóm NSAID ngày càng phổ biến hơn ở những người lớn tuổi do viêm khớp, viêm gân và các tình trạng viêm khác. Tình trạng này cũng không phải là không phổ biến ở phụ nữ trẻ tuổi. Do đó, những phụ nữ đã gặp khó khăn trong mang thai và những người đang sử dụng thuốc nhóm NSAID thường xuyên nên trao đổi với bác sĩ về việc tìm kiếm những biện pháp thay thể để kiểm soát cơn đau. Nếu bạn đang mong muốn có thai thì thật sự cần cân nhắc đến thời điểm sử dụng thuốc giảm đau loại này.

Ghi chú: Thuốc chống viêm không steroid (tiếng Anh: non-steroidal anti-inflammatory drug, viết tắt là NSAID) là loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm không có cấu trúc steroids. Là thuốc giảm đau, nhưng khác với các thuốc opiat, NSAIDs là thuốc giảm đau ngoại vi và không có tác dụng gây nghiện. Những thuốc tiêu biểu của nhóm này gồm có aspirin, ibuprofen, diclofenac và naproxen đã được sử dụng rộng rãi từ lâu trong điều trị.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Đại Hải biên dịch và biên tập

Xem thêm: