Mùa thu mang lại sự thanh trong và mát mẻ, nhưng thời tiết lại biến hóa rất đa dạng. Đó là mùa của nhiều loại bệnh khác nhau. Vì vậy, nhất định cần chuẩn bị phòng bệnh từ trước. Hãy cùng nhau điểm xem mùa thu cần phòng những loại bệnh nào!

1. Cảm mạo

Sau Lập thu trời lúc nóng lúc lạnh, đó là mùa của cảm mạo thương phong. Khi đi ra đường, bạn nên chú ý đến sự thay đổi của thời tiết rồi tăng hoặc giảm y phục tùy cơ ứng biến.

2. Tiêu chảy

Mùa thu là đỉnh điểm của các bệnh do virus, đặc biệt là virus đường ruột. Chức năng tiêu hóa trong mùa thu đang suy giảm và rất dễ bị tiêu chảy. Nên thay đổi thói quen uống nước lạnh và chọn dùng thực phẩm tươi mới.

3. Bệnh dạ dày

Hình ảnh được cung cấp bởi Анастасия Гепп từ Pixabay

Đường tiêu hóa rất nhạy cảm với các kích thích lạnh. Sau khi vào thu nhiệt độ hạ xuống, không khí lạnh kích thích tiết lượng lớn axit dạ dày, làm suy yếu chức năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày, và do đó dễ bị bệnh. Cẩn thận đồ ăn, không ăn uống quá nhiều vô độ hoặc thức ăn cay.

4. Viêm khớp

Thấp khí của hè chưa được phân tán, thì hàn khí của thu lại xâm nhập tới, rất dễ gây đau khớp do ngoại hàn nội thấp. Chú ý phòng lạnh giữ ấm, đặc biệt là đầu gối và đốt sống cổ. Tốt nhất không nên để hở cổ và tiếp xúc với nước lạnh.

5. Bệnh ngoài da

Mùa thu thường gây ra các bệnh về da, chẳng hạn như: viêm da cơ địa, vảy nến hoặc viêm da dầu, trong đó thường gặp nhất là viêm da dầu. Tránh uống rượu và thức ăn cay, bổ sung vitamin nhóm B có thể làm giảm nguy cơ và mức độ viêm da dầu. Mùa thu vốn là mùa hoạt động của muỗi, nên bôi thuốc đuổi chống muỗi.

6. Hen suyễn

Mùa thu chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn dễ gây hen suyễn. Để ngăn ngừa hen suyễn, cần giữ ấm, tăng cường rèn luyện thân thể, đồng thời kết hợp điều trị bằng thuốc để ngăn ngừa tái phát.

7. Viêm phổi

Nhiệt độ hạ thấp lại khô hanh của mùa thu dễ nguy hại cho phổi. Vậy nên cần ăn nhiều thực phẩm dưỡng âm nhuận phế, như lê, củ cải… để dự phòng viêm phổi.

8. Bệnh mưa thu

Những ngày mưa mùa thu dễ ảnh hưởng đến huyết áp, tốc độ máu lắng và lượng nước tiểu, gây ra chán nản, ủ rũ, trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy chán nản, bạn nên điều chỉnh tâm thái, suy nghĩ của mình, đi ngủ sớm và dậy sớm, tăng cường khả năng thích nghi với môi trường.

Theo rx365.cn/news