Thông thường, đau răng quá thì chúng ta đi khám nha sĩ rồi nhổ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Đông y, như vậy có thể là đã “nhổ oan”, có thể bạn chỉ cần bấm huyệt là đã khỏi rồi.

Bác sĩ Hồ Nãi Văn, một bác sĩ Đông y nổi tiếng tại Đài Loan, từng kể một câu chuyện rằng vào khoảng 40 năm trước khi ông còn đang học châm cứu, một ngày nọ có một người bạn học đột nhiên nói với ông: “Tôi nói này, vừa rồi tôi học được một vài huyệt và đã chữa khỏi bệnh đau răng của mình rồi!”

Thì ra là người này tình cờ đọc được trong sách viết rằng “huyệt Tam Gian” có thể chữa đau răng nên đã thử châm vào huyệt này. Huyệt Tam Gian nằm ở trên kinh Đại Trường, người này bị đau răng vừa vặn là do vấn đề ở kinh Đại Trường, thế là “mèo mù vớ cá rán”, nhờ vậy mà chữa khỏi.

%image_alt%
(ảnh: BigStockphoto.com)

Đông y cho rằng đau răng có nhiều nguyên nhân, nếu tìm được nguyên nhân và kinh mạch thì có thể chữa khỏi được. Nói đến đây, có rất nhiều người bị đau răng, nhưng không phải ai cũng tìm đến Đông y. Thật ra Đông y có một số cách chẩn đoán bệnh đau răng rất hay.

Đau răng chia làm hai dạng là đau nướu và đau răng. Đông y cho rằng răng có liên quan đến thận, thận có vấn đề thì mới bị đau răng. Bởi vì răng đại diện cho xương cốt, thận chủ cốt, răng cũng là cốt. Còn đau nướu là do hai loại “dương minh”, đau nướu dưới là Thủ Dương Minh, tức kinh Đại Trường có vấn đề, đau nướu trên là Túc Dương Minh, tức vấn đề ở dạ dày.

Đông y chữa đau răng, đau nướu thế nào?

%image_alt%
Huyệt Tam Gian

Đau răng phải bổ thận. Khi răng dài ra, bắt đầu hoạt động có nghĩa là thận đã rất mệt mỏi rồi. Có thể dùng một số cách dưới đây để bổ thận.

  • Có thể dùng nước cốt tật lê để pha nước súc miệng.
  • Muối chữa thận. Súc miệng bằng nước nuối pha từ thanh diêm có thể chữa đau răng. Chà thanh diêm lên răng còn có thể làm chắc răng. Rất nhiều loại bột đánh răng trên thị trường đều có thành phần là thanh diêm.
  • Hạt tiêu có tác dụng gây tê, dùng răng bị đau cắn một hạt tiêu mà giữ nguyên ở đó sẽ làm tê, mất cảm giác đau.
  • Hẹ cũng có thể bổ thận. Nếu đau răng hoặc thận không ổn, hãy ăn nhiều hẹ.

Có thể dùng ấm phong tán

Nướu không sưng nhưng lại đau, nếu khi uống nước ấm mà cảm thấy dễ chịu thì là bị hàn nha thống. Có thể dùng ấm phong tán như khương hoạt, ma hoàng, xuyên phụ tử, một nửa dùng để súc miệng, nửa còn lại dùng để uống.

Hỏa thống đa phần là do dạ dày nóng gây ra. Sưng nướu, khi gặp nóng, răng sẽ rất đau, gặp mát thì cơn đau sẽ dịu lại, nhưng gặp lạnh thì lại bắt đầu đau. Có thể dùng thuốc thanh nhiệt tả hỏa. Có thể ép lô hội lấy nước cốt rồi ngâm nước súc miệng.

Đau răng có phải nhổ răng hay không?

%image_alt%
Nhổ răng này sẽ ảnh hưởng đến răng khác (Ảnh: Internet)

Răng đau quá, rốt cuộc là có nên nhổ hay không? Mỗi bác sĩ có ý kiến riêng. Hồ Nãi Văn thở dài, sau khi ông nhổ xong mấy cái răng thì mới phát hiện ra nếu cái răng đầu tiên mà ông kiên trì không nhổ, bồi bổ cho nó, đến nay chắc là còn giữ lại được nhiều răng hơn rồi.

Ông nói, giả sử nhổ một cái răng ở hàm trên bên trái thì bên phải sẽ thiếu mất một cái đối xứng, khi nhai sẽ không cân bằng nữa, vậy thì cái răng bên phải sẽ bắt đầu bị hỏng. Và sau khi nhổ cái răng phía trên bên phải, răng bên dưới không bị cản lại sẽ bắt đầu cao lên, ép những cái răng khác. Thế là lại bắt đầu đau, lại muốn nhổ, cuối cùng càng lúc càng nhổ nhiều. Vì vậy nếu có điều kiện thì BS. Hồ Nãi Văn khuyên vẫn nên bồi bổ răng thì hơn.

Minh Ngọc

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.