Đông y có câu nói: “thuốc bổ không bằng thực phẩm bổ”. Canh dưỡng sinh chính là lựa chọn hoàn hảo để bồi bổ sức khỏe, giải nhiệt cơ thể trong mùa hè nóng bức.

Uống nước chỉ tạm thời giúp bạn giải quyết cơn khát (Ảnh minh hoạ: Pinterest.com)

Mùa hè nóng bức cơ thể dễ đổ mồ hôi nên luôn có cảm thấy khát và háo nước. Thông thường mọi người thường chọn cách uống một cốc nước đá mát lạnh để làm dịu đi cơn khát. Nhưng đây chính là thói quen gây nguy hại cho sức khỏe vì nếu đơn thuần chỉ bổ sung nước thì không thể bổ trợ tốt nhất cho cơ thể. Cách tốt nhất để bù lại lượng nước và năng lượng đã mất là dùng canh dưỡng sinh.

Tiêu chuẩn của canh dưỡng sinh là phải nhạt, thời gian chế biến nhanh, đặc biệt là các loại canh rau càng nấu lâu càng khiến mất tác dụng. Đối với các loại canh thịt cũng chỉ nấu trong vòng 1h hoặc không quá 2h. Trước khi nấu các lại canh dưỡng sinh từ thịt, thịt cần phải luộc bỏ một lần nước để loại bỏ hàm lượng purine dư thừa.

Canh dưỡng sinh cần căn cứ vào mùa để chọn nguyên liệu và cách chế biến phù hợp. Mùa hè tiêu chí cần đảm bảo giúp bồi bổ cơ thể, sinh tân chỉ khát, tiêu nóng, nên thực phẩm cần phải nhuận âm, kiện tỳ, khử thử.

Chính vì thế có thể sử dụng những thực phẩm như thịt lợn nạc, thịt ngan, thịt vịt, thịt ngỗng, nấm, ý dĩ, bách hợp, các loại đỗ đậu, bí, mướp, cá diếc, củ cải…để chế biến canh dưỡng sinh cho mùa hè.

Bạn có thể tham khảo một số món canh dưỡng sinh đơn giản cho mùa hè sau đây:

1. Canh đậu đỏ ý dĩ: Tiêu đờm, giải nhiệt

Nhiều người mùa hè ăn đồ lạnh hoặc ăn nhiều muối thường có hiện tượng phù thũng thì canh đậu đỏ ý dĩ chính là sự lựa chọn hoàn hảo.

Theo Đông y, đậu đỏ có tác dụng kiện tỳ, lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu thũng, giải độc. Ý dĩ có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu thũng.

Theo y học hiện đại, đậu đỏ và y dĩ đều là thực phẩm giàu kali, lợi tiểu rất phù hợp với những người bị phù thũng.

2. Canh trà đen với gừng: Ấm thân phòng cảm lạnh

Trà gừng (Ảnh minh hoạ)

Mùa hè thường nằm quạt hoặc điều hòa, uống nước đá…. nên cơ thể dễ bị nhiễm hơi lạnh. Nếu hơi lạnh tích tụ lâu trong người dần dần xâm nhập vào các kinh lạc, khớp gây ra bệnh phong tê thấp hoặc đau xương khớp hoặc một số bệnh mạn tính như ho hen. Vì thế, mùa hè tuy nóng nhưng cần phải đề phòng bị lạnh.

Theo Đông y, gừng tươi có tính ấm, giải hàn, kích thích bài tiết mồ hôi, trà đen cũng có tác dụng làm ấm cơ thể. Để tránh bị lạnh, nên đun nước gừng tươi pha trà đen uống sẽ phòng được hơi lạnh xâm nhập. Ngoài ra cũng có thể nấu canh gừng với đường phên, táo đỏ với gừng cũng có tác dụng tương tự.

3. Canh cá diếc với củ cải

Hai thực phẩm này đều có tác dụng làm ấm, kiện tỳ, lợi thấp. Cá diếc giàu protein, chất béo không bão hòa và vi lượng, dễ tiêu hóa dễ hấp thụ. Củ cải trắng được mệnh danh là nhân sâm trắng có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phòng ung thư hiệu quả. Canh cá diếc củ cải trắng vừa có hương vị thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe.

4. Canh vịt hầm bí đao

Canh vịt hầm bí đao (Ảnh minh họa)

Bí đao tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, thịt vịt tính mát, có thể kiện tỳ, hóa thấp, khử nóng, trừ nhiệt. Canh vịt hầm bí đao không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thử còn có thể bổ sung protein, vitamin và các vi khoáng, rất thích hợp bồi bổ sức khỏe và giải nhiệt mùa hè.

Theo IFeng

Hoàng Kỳ

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.