Ngáy là vấn đề khiến không ít người cảm thấy phiền hà, vì không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mình và người bên cạnh, còn là mối nguy cho sức khỏe. Phương pháp trị ngáy có rất nhiều: kiểm soát thể trọng, nằm nghiêng, strips mũi, phẫu thuật… Tuy nhiên có một phương pháp mới nhất vừa được nghiên cứu ở Brazil đem lại hy vọng cho người mắc chứng này.

Trước tiên cần loại bỏ triệu chứng ngưng thở khi ngủ (gọi tắt là OSA, Obstructive Sleep Apnea), loại triệu chứng này làm cho mỗi buổi tối khi ngủ hơi thở sẽ tạm ngừng khoảng 100 lần, dẫn đến ban ngày thèm ngủ, tăng nguy cơ của nhiều bệnh khác, trong đó có bệnh tim mạch. Tuy nhiên nếu chứng ngáy không phải do OSA gây ra thì có thể thông qua bài tập vận động miệng để trị liệu. 

Theo một nghiên cứu đăng trên trang sống khỏe prevention.com, nhân viên nghiên cứu đã ghi lại số lần ngáy và cường độ ngáy mỗi tối của 22 người nam và 17 người nữ (người bị OSA nghiêm trọng không tham gia, nhưng có người bị ở mức bình thường hoặc nhẹ). Sau đó họ chia những người ngủ ngáy thành hai nhóm: một nhóm dùng strips mũi, tập thở sâu, mỗi ngày rửa xoang mũi 3 lần (rửa chất nhầy gây cản trở lưu thông không khí, dẫn đến bị ngáy); nhóm kia cũng mỗi ngày 3 lần rửa xoang mũi, nhưng họ còn phải làm vận động hàm và lưỡi khoảng 8 phút, mỗi ngày 3 lần.

Nhân viên nghiên cứu cho biết, do rung động mô mềm của đường hô hấp gây chứng ngáy, vì thế nếu tăng cường vận động phần cơ này sẽ giúp làm dịu chứng ngáy. Phần cơ mềm này khi ngáy thường thả lỏng, từ góc độ lý luận, nếu làm cho phần cơ này chặt lại thì triệu chứng ngáy sẽ thuyên giảm.

Từ lý luận rồi qua kiểm chứng bằng nghiên cứu thực tế, họ đã có kết luận về phương pháp vận động là đúng đắn. Sau quá trình nghiên cứu 3 tháng, nhân viên nghiên cứu tiến hành đánh giá với từng người tham dự và kết quả cho thấy, nhóm tham gia vận động miệng có tần số ngáy giảm 36% và cường độ âm thanh giảm 59%.

Dưới đây là 6 kiểu vận động miệng được áp dụng với người tham gia:

  1. Đẩy đầu lưỡi lên vòm miệng và kéo ngược về sau 20 lần.
  2. Hút lưỡi lên phía trên vòm miệng 20 lần.
  3. Vừa đẩy cuống lưỡi xuống vừa giữ đầu lưỡi chạm vào mặt trong của răng trước 20 lần.
  4. Nâng ngạc mềm và lưỡi gà lên 20 lần.
  5. Dùng ngón trỏ đẩy vào cơ vùng má ra ngoài 10 lần mỗi bên.
  6. Khi ăn, nhai thức ăn cho thật nhuyễn rồi đưa lưỡi lên vòm miệng khi nuốt thức ăn xuống mà không siết chặt cơ vùng má.

Muốn có hiệu quả thì cũng phải công phu, cần làm những động tác này một thời gian mới có tác dụng. Nhân viên nghiên cứu cũng kiến nghị rửa xoang mũi hàng ngày, không chỉ giúp giảm ngáy còn hạn chế cảm nhiễm… Hãy dùng cách vận động phần miệng thường xuyên, có thể thực hiện sau khi đánh răng hoặc trên đường đi và về trong lúc đi làm hàng ngày.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm: