Nguyên tắc đầu tiên được đưa ra bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều tổ chức y tế khác để hạn chế bị mắc bệnh, hạn chế lây lan dịch bệnh là RỬA TAY thường xuyên, đặc biệt vào thời điểm đang có dịch bệnh xảy ra. Rửa tay tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết làm thế nào cho tốt nhất, bạn hãy thử xem và dạy cho các bé nhé.

Rửa tay làm giảm thiểu tình trạng vi khuẩn gây bệnh lây từ người này qua người khác hoặc thậm chí, có thể lan thành dịch trong cộng đồng.
Rửa tay làm giảm thiểu tình trạng vi khuẩn gây bệnh lây từ người này qua người khác hoặc thậm chí, có thể lan thành dịch trong cộng đồng.

Cách rửa tay:

Dùng nước sạch, ấm và xà phòng sát khuẩn để rửa tay.

  1. Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay với nhau.
  2. Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
  3. Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
  4. Dùng đầu ngón tay của lòng bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
  5. Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.
  6. Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

Lưu ý: Cần chú ý thêm là thời gian cho mỗi lần rửa tay tối thiểu là 1 phút, các bước 2, 3, 4, 5 lặp lại tối thiểu 5 lần mỗi bước.

Rửa tay sẽ tránh được

– Lây lan từ tay bẩn đến thức ăn: thường là từ tay bẩn của người chế biến sau khi chế biến sau khi vệ sinh không rửa tay làm thức ăn nhiễm khuẩn

– Lây lan từ thức ăn nhiễm khuẩn đến tay sạch: thường là thức ăn sống qua tay rồi lây lan sang các thức ăn chín dùng ngay khác

– Lây lan các vi khuẩn từ mũi, miệng, mắt: khi hắt hơi, ngoáy mũi, dụi mắt khiến các vi khuẩn phát tán vào thực phẩm

Khi nào cần rửa tay: cần rửa tay sau khi đi vệ sinh, ngoáy mũi, hắt hơi, trước và sau khi ăn, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, sau khi tiếp xúc với súc vật, làm việc bên ngoài, thăm người bệnh, thay tã cho em bé,…

Trung Kiên