Rất nhiều người ăn sau khi ăn phở, hoặc bất cứ món nào có nhiều mì chính đều thấy xuất hiện cảm giác “đơ đơ”, đau đầu, chóng mặt, khó thở hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn nữa. Không phải là cơ thể bạn có bệnh gì, mà đó là những tác dụng phụ nguy hiểm do mì chính gây ra.

Những biểu hiện nói trên nằm trong nhóm các triệu chứng của “Hội chứng nhà hàng Trung Quốc” (Chinese restaurant syndrome) đã được đưa vào trong các tài liệu y học để chỉ những người bị phản ứng phụ sau khi ăn bột ngọt, với các biểu hiện như tê, tim đập nhanh. Ngày nay hội chứng này được gọi là “Hợp chứng bột ngọt” (MSG Symptom Complex).

Cơ quan an toàn Thực phẩm và Dược phẩm (FDA, Mỹ) cũng xác nhận các trường hợp mắc “hợp chứng bột ngọt”, có thể có các biểu hiện sau: tê, cảm giác nóng rát, ngứa ran, căng mặt, đau ngực hoặc khó thở, đau đầu, buồn nôn, nhịp tim nhanh, buồn ngủ, yếu mệt.

Mì chính: Chất độc thần kinh

Tuy nhiên, đó chỉ là các triệu chứng bề mặt, thực tế mì chính được xếp vào nhóm các chất excitotoxin, gồm những hợp chất gây tổn hại tới hệ thần kinh.

Đau đầu, khó thở… là triệu chứng phổ biến khi ngộ độc mì chính (Ảnh: Internet)

Theo TS.BS. Mercola, các excitotoxin thường gây kích thích quá mức tới sự dẫn truyền thần kinh trong não dẫn đến giết chết các tế bào thần kinh. Giống như mì chính, hầu hết các excitotoxin vào cơ thể người thông qua vai trò là phụ gia thực phẩm vì chúng có thể kích thích các tế bào vị giác ở lưỡi, tăng cường cảm giác ngon ngọt cho bất cứ loại thức ăn nào.

Nhiều trường hợp ăn mì chính nhưng không xuất hiện các biểu hiện của Hội chứng bột ngọt như trên. Lý do có thể là cơ thể bạn đã mất đi sự nhạy cảm đối với mì chính, hoặc chưa đến giới hạn phản ứng, sau một thời gian dài ăn mì chính, mức độ chịu đựng cũng tăng lên…

TS.BS. Blaylock nổi tiếng với nhiều công trình về mì chính, chất tạo ngọt aspartame…

Như vậy, sau khi ăn đồ ăn có mì chính, cơn đau đầu của bạn nhanh chóng kéo đến và có thể qua đi sau khoảng 30 phút hay 1 giờ, hoặc thậm chí không thấy có biểu hiện gì lạ… nhưng tác động lên hệ thần kinh và các tế bào não đã là vĩnh viễn, không vãn lại được. Điều này đã được nhiều nghiên cứu khẳng định, ví dụ các công trình của BS nhãn khoa Lucas và Newhouse, TS. Olney thuộc Khoa tâm thần học tại Đại học Washington, hay của nhóm nghiên cứu do TS. Hiroshi Ohguro đứng đầu (Khoa mắt, Đại học Hirosaki, Nhật Bản)… BS.TS Blaylock cảnh báo rằng mì chính tác động đến vùng dưới đồi của não (Hypothalamus), từ đó khiến nhiều chức năng sinh lý bị sai lệch, gây ra thừa cân và các vấn đề sinh sản.

Do vậy nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, bạn tránh xa được mì chính chừng nào hay chừng đó, đặc biệt là không nên dùng khi nấu ăn cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. TS Mercola từng ví mì chính như “một sát nhân thầm lặng ẩn mình trong ngăn bếp mỗi nhà“.

Sẽ còn tranh cãi

Các nước trên thế giới vẫn đang cho phép sử dụng mì chính ở một giới hạn nhất định. Cơ quan phụ trách Thực phẩm và Dược phẩm (FDA, Mỹ) công nhận mì chính là an toàn (GRAS, generally recognized as safe). Các hãng sản xuất và kinh doanh mì chính cũng lên tiếng nói là hoàn toàn vô hại và không có bất cứ bằng chứng khoa học vững chắc nào cho thấy sự nguy hiểm của mì chính…

Đúng và sai, mỗi bên đều có lý (và lý do) của mình. Tuy nhiên chúng ta cần nhớ rằng, mỗi người phải tự chịu trách nhiệm về sức khỏe của chính mình chứ không phải bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào khác. Và ngay như với FDA vốn được xem là rất uy tín, họ đã từng nhiều lần phải đảo ngược lại quyết định của mình, ra quyết định cấm lưu hành và thu hồi lại các sản phẩm do chính FDA cấp phép và kiên quyết bảo vệ trong nhiều năm hoặc nhiều chục năm trước.

Một chút mì chính khiến món ăn hấp dẫn hơn rất nhiều. Đó là lý do tại sao nhiều người lạm dụng mì chính trong các nhà hàng và sản phẩm thực phẩm công nghiệp. Loại phụ gia này vừa rẻ lại còn có tác dụng gây nghiện, vậy nên bạn muốn loại bỏ nó hoàn toàn là điều cực khó, hạn chế được thế nào sẽ hay thế ấy.

Minh Thành

Các bạn có thể tham khảo một vài nguồn dưới đây để biết được thông tin tổng hợp về các phản ứng bất lợi của mì chính đối với cơ thể:

  1. msgmyth.com do Debby và Mike Anglesey
  2. Russell Baylock. Excitotoxins: The taste that kill. 1996.
  3. MSG: Is This Silent Killer Lurking in Your Kitchen Cabinets của bác sĩ Mercola (mercola.com)
  4. itwasntalzheimers.info/
  5. Duncan Graham-Rowe. Too much MSG could cause blindness. Oct 2002. New Scientist.
  6. Ohguro H et al. A high dietary intake of sodium glutamate as flavoring (ajinomoto) causes gross changes in retinal morphology and function. 2002. Exp Eye Res.