Trong một nghiên cứu gần đây tại Hà Lan đã phát hiện, một chiếc kẹo cao su được nhai 10 phút sẽ hấp thụ được khoảng 100 triệu con vi khuẩn.

Nhưng sau 30 giây tiếp theo, khả năng hấp thụ vi khuẩn của kẹo cao su sẽ giảm đi, và khả năng làm sạch khoang miệng cũng sẽ giảm đi.

Nếu như nhai quá 10 phút, kẹo cao su sẽ trở nên cứng, sẽ ảnh hướng đến tính kết dính của kẹo. Điều này khiến cho những vi khuẩn vốn bị hấp thụ vào kẹo, lại bị phóng thích ra ngoài khoang miệng.

Ngoài ra, phần lớn độ ngọt của kẹo cao su được làm từ đường. Khi nhai kẹo cao su, lượng đường có thời gian dài lưu lại ở khoang miệng, sẽ sản sinh ra dịch axít, khiến cho răng bị ăn mòn, mất can-xi từ dó dẫn đến răng bị sâu.

Người sử dụng vật liệu có chứa thủy ngân để hàn răng, tốt nhất không nên ăn kẹo cao su. Một nghiên cứu của Thụy Điển đã phát hiện, thường xuyên ăn kẹo cao su sẽ tổn hại đến răng giả. Nó sẽ khiến amalgam (amalgam là hợp kim gồm: thủy ngân, bạc, đồng, thiếc…) trong răng giả được giải phóng ra, điều này sẽ khiến cho hàm lượng thủy ngân trong máu và nước tiểu vượt quá chỉ tiêu. Điều này sẽ gậy hại cho đại não, trung khu thần kinh và thận.

Những ai có bệnh dạ này cũng không nên ăn kẹo cao su trong thời gian dài, nhằm tránh sự phản xạ tiết một lượng lớn axít trong dạ dày. Đặc biệt là khi bụng rỗng sẽ dễ xuất hiện trạng thái buồn nôn, chán ăn… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.

Đối với thanh thiếu niên, nếu như trong giai đoạn trưởng thành mà nhai kẹo cao su quá nhiều, sẽ khiến cho cơ hàm bị hoạt động quá độ. Nó sẽ kích thích sự phát triển cơ và xương hàm, khiến cho phía dưới khuôn mặt bị to lên, gây mất cân đối cho khuôn mặt.

Theo NTDTV
Thiên Minh biên dịch

Xem thêm: