Kể từ rất xa xưa, con người đã luôn đi tìm phương thuốc cho sự bất tử, và trên con đường kiếm tìm đã đúc kết ra nhiều bí quyết giúp nhân loại sống thọ và khỏe mạnh hơn.

Dưới đây là một số bí quyết sống thọ theo Trung y xưa và đã được khoa học hiện đại xác thực giá trị.

1. Đầu là trung tâm trí tuệ: hãy chải đầu ba lần mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh tật

Theo Trung y học cổ truyền, mười hai kinh mạch của cơ thể con người, hơn 40 huyệt châm cứu, và hơn một tá huyệt độc nhất, tất cả đều hội tụ ở phần đầu.

Thường xuyên chải đầu giúp lưu thông khí huyết (Ảnh: Internet)
Thường xuyên chải đầu giúp lưu thông khí huyết (Ảnh: Internet)

Người xưa sử dụng một chiếc lược để áp dụng hình thức mát-xa “như châm cứu” hoặc kích thích vào những huyệt này và các kinh mạch có thể lưu thông 12 kinh mạch, thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường sự trao đổi chất của tế bào não, làm chậm sự lão hóa của các tế bào não, tăng cường trí nhớ, tăng cường thính giác và thị giác, và thư giãn đầu óc. Làm như vậy cũng có thể loại bỏ sự mệt mỏi, mất ngủ, đau dây thần kinh sinh ba (đau mặt cực độ), và chứng đau nửa đầu. Người xưa thậm chí còn theo biện pháp này để đẹp hơn.

Cách làm thông thường được gợi ý là chải đầu ba lần một ngày: một lần vào buổi sáng, một lần vào buổi trưa, và một lần nữa trước khi đi ngủ, mỗi lần hai phút, chải từ 60-100 lượt để cho kết quả tốt nhất. Nếu bạn kiên trì chải da đầu thường xuyên, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn và tràn đầy năng lượng, ngủ ngon, tóc bạc sẽ đen trở lại và ăn ngon miệng hơn rất nhiều.

2. Bàn chân thường được coi là trái tim thứ hai: xoa chân thường xuyên để bảo vệ sức khỏe

Trung y cho rằng chân có hơn 60 huyệt vị liên quan chặt chẽ tới 12 kinh mạch của các cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, do khoảng cách giữa bàn chân và trái tim xa nên sức đề kháng ở đây thấp và là bộ phận yếu nhất của cơ thể, vì nó dễ bị lạnh và ẩm ướt. Do đó, chăm sóc sức khỏe của bàn chân được tin là có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể con người.

Ảnh hưởng của chân lên các cơ quan khác trong cơ thể (Nguồn: internet)
Ảnh hưởng của chân lên các cơ quan khác trong cơ thể (Nguồn: internet)

Y học cổ xưa cho rằng cách tốt nhất để duy trì sức khỏe chân là xoa huyệt châm cứu Dũng Tuyền (chỗ lõm giữa lòng bàn chân). Mát-xa mạnh lòng bàn chân sau khi ngâm chân trong nước nóng rất có lợi, lưu thông máu, làm khỏe cơ bàn chân, và những bộ phận khác của cơ thể. Biện pháp này có thể xoa dịu cơn đau đầu, thoát vị, viêm thận, co giật, mất ngủ, tăng huyết áp, bệnh tim, viêm họng, nứt chân, bệnh tê tuổi già, và một loạt các bệnh khác.

Trung y đề cập đến huyệt Dũng Tuyền là “huyệt tập thể dục” để nhấn mạnh tác động của nó đến toàn bộ cơ thể.

3. Nuốt nước bọt ba trăm lần một ngày để sống lâu hơn

Từ điển Từ Hải định nghĩa nước bọt là: các chất lỏng tiết ra từ tuyến nước bọt và dịch nhầy tiết ra từ nhiều tuyến nhỏ trong thành miệng, hòa trộn với nhau trong miệng. Người lớn trung bình tiết ra khoảng 1-1,5 lít nước bọt mỗi ngày.

Trung y cho rằng nước bọt liên quan với lá lách và dạ dày, làm ẩm các lỗ, chân tay và cơ quan nội tạng, giúp bổ sung năng lượng, giúp bôi trơn các khớp, làm cho đầu óc minh mẫn.

Y học hiện đại thấy rằng nước bọt làm ngừng chảy máu, giúp giảm bớt sự co mạch máu, loại trừ vi khuẩn, giữ gìn sức khỏe răng miệng, chống virus, hỗ trợ tiêu hóa và loạt các chức năng khác.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học Mỹ cũng phát hiện nước bọt có thể thúc đẩy tăng trưởng tế bào thần kinh và biểu bì. Viện Nghiên cứu Thực phẩm Nhật Bản kết luận, “nước bọt có thể loại trừ các chất độc hại tồn tại trong không khí và thực phẩm”, đồng thời ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả.

Nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Y khoa Georgia cho thấy nước bọt có thể trung hòa bớt các độc tố có trong thực phẩm mà chúng ta ăn vào. Do vậy, các chuyên gia cho rằng “Tốt nhất mỗi miếng ăn nên nhai 30 lần”.

Những nghiên cứu này rõ ràng củng cố hơn nữa bí quyết sống lâu của người xưa bằng cách nuốt nước bọt 300 lần một ngày.

4. Va răng vào nhau mỗi ngày để giúp ngăn ngừa rụng răng

Va răng vào nhau có nghĩa là gõ răng trên và dưới nhịp nhàng với nhau và lặp lại nhiều lần.

Giản Vấn: Thượng Cổ Thiên Chân Luận, một văn tự cổ Trung Quốc nhận định rằng sức khỏe của xương người phụ thuộc vào dinh dưỡng tủy, và tủy xương quyết định thể chất con người. Nếu chất này giảm đi, nó có thể không đủ để hỗ trợ tủy xương và răng sẽ trở nên lỏng lẻo hoặc yếu đi, hoặc rụng ra hoàn toàn.

Y học cổ truyền cũng tin rằng thường xuyên va răng vào nhau có thể cân bằng âm dương, giúp lưu thông máu và dòng năng kinh mạch, duy trì và tăng cường chức năng tổng thể của cơ hàm và phần gốc của răng, làm chậm quá trình mòn răng.

Ngoài ra, thường xuyên va răng có thể tăng cường một cách hiệu quả độ bám của mô niêm mạc, cải thiện việc nhai, thúc đẩy lưu thông máu tổng thể của miệng và nướu răng, tăng tiết nước bọt, tăng sức đề kháng kháng khuẩn của răng, do đó làm răng chắc khỏe hơn, trắng, sáng bóng.

5. Vợ chồng nên mát-xa lưng cho nhau để giảm mệt mỏi về thể chất và ngăn ngừa ung thư

Mát-xa lưng là một phương pháp cổ xưa mang lại kết quả tức thì.

Mát-xa lưng kích thích hàng chục huyệt châm cứu quan trọng có ích cho hệ thần kinh, duy trì hiệu quả cân bằng hệ thần kinh trung ương.

Lợi ích chính của mát-xa là thư giãn cơ bắp, ngăn ngừa, điều trị đau lưng và căng cơ.

Mát-xa lưng thúc đẩy lưu thông tốt hơn và điều tiết chức năng thần kinh. Mát-xa ban ngày sẽ làm đầu óc minh mẫn và nâng cao tinh thần; mát-xa ban đêm giúp làm dịu tâm trí, ngăn ngừa chứng mất ngủ.

Một lợi ích khác của mát-xa là tăng cường khả năng miễn dịch và phòng chống ung thư. Các nhà khoa học Nhật Bản từ lâu tin rằng thường xuyên mát-xa lưng thúc đẩy bài tiết peptide trong não. Các peptide có khả năng chống virus mạnh mẽ và có thể ức chế sự đột biến tế bào, nền tảng của việc tạo ra tế bào ung thư.

Thường có hai phương pháp mát-xa lưng: vỗ nhẹ và đấm.

Trong trường hợp này, vỗ là dùng lòng bàn tay vỗ nhẹ, và đấm sử dụng cái đấm tay nhẹ. Để có kết quả tốt nhất, mát-xa một lần một ngày, 50-60 cái vỗ hoặc cái đấm tay.

6. Xoa bóp bụng hàng ngày để thúc đẩy tuần hoàn máu và phấn chấn tinh thần

Xoa bóp bụng là một phương pháp tăng cường sức khỏe, sử dụng tay để xoa bóp qua lại giữa ngực và xương chậu. Y học cổ truyền cho rằng bụng là “trung tâm của các cơ quan nội tạng, là nguồn gốc của âm dương” trong cơ thể.

Y học hiện đại cũng khẳng định rằng xoa bóp bụng giúp dạ dày, các cơ dạ dày và bụng khỏe mạnh, thúc đẩy tuần hoàn, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Nó cũng giúp điều trị táo bón, viêm loét, mất ngủ, viêm tuyến tiền liệt, viêm thận, thoát vị, huyết áp cao, bệnh mạch vành, bệnh tim và tiểu đường. Đặc biệt, xoa bóp thúc đẩy quá trình tự co bóp của bụng, giúp giảm béo; thậm chí có thể giảm cân.

Để xoa bóp bụng, đầu tiên xoa theo chiều kim đồng hồ với mu bàn tay phải 130 lần phía trên rốn và sau đó di chuyển xuống bên dưới khu vực rốn xoa 120 lần. Sau đó, xoa toàn bộ vùng bụng với lòng bàn tay trái 120 lần. Đảo ngược và lặp lại.

7. Duỗi căng cơ thể là cách hiệu quả nhất để giảm cân và thúc đẩy lưu thông máu

Kéo duỗi cơ thể một cách lười biếng: việc này đề cập đến hình thức duỗi căng cơ thể không tự nguyện (loại thường đi kèm với cái ngáp), duỗi thẳng cổ, nâng cánh tay, lấy hơi thở sâu để mở rộng ngực, duỗi căng thắt lưng, tập thể dục các khớp, và nới lỏng cơ thể.

Sun Simiao, một thầy thuốc nổi tiếng của triều đại nhà Đường đã nói cách trên là tốt nhất để tăng cường sức khỏe, “nếu máu không lưu thông, cơ thể sẽ đầy rẫy bệnh tật”.

Theo y học hiện đại, máu lưu thông dựa hoàn toàn vào co bóp cơ tim mà đặc biệt đúng đối với các tĩnh mạch ở xa trái tim hơn.

Khi một người duỗi căng, cơ thể sẽ tự nhiên làm cho cánh tay và xương sườn căng lên và mở rộng ngực, tăng sức mạnh cho cơ hoành đồng thời kết hợp với hít thở sâu. Động tác cũng khiến nhiều cơ bắp co lại và đẩy máu trở về tim, dẫn đến gia tăng lưu thông máu.

Duỗi căng cơ thể lười biếng cũng có thể giúp các mạch cổ vận chuyển máu lên não hiệu quả hơn, mang đầy đủ dinh dưỡng thích hợp, giảm mệt mỏi, và qua đó nâng cao tinh thần. Động tác này cũng rèn luyện hệ thần kinh cơ, thúc đẩy cân bằng trong cơ thể; làm tăng lượng oxy nạp vào và lượng CO2 thải ra, hỗ trợ trao đổi chất; loại bỏ sự căng thẳng quá mức, ngăn ngừa căng cơ bắp và điều chỉnh lại tư thế, làm cơ thể khỏe mạnh.

8. Bấm các huyệt Hợp cốc, Nội quan, Túc tam lý một lần một ngày để có một cơ thể khỏe mạnh

Sơ đồ về huyệt Hợp cốc và Nội quanh trong châm cứu theo Trung y giúp tăng cường sức khỏe.

Huyệt Hợp cốc ở khu vực giữa ngón cái và ngón trỏ. Châm cứu tại huyệt Hợp cốc giúp điều trị đau đầu, liệt mặt, và các bệnh liên quan đến năm giác quan.

Huyệt Nội quan nằm cách nằm cách nếp cổ tay khoảng 5 cm. Châm cứu tại huyệt Nội quan chủ yếu giúp điều trị triệu chứng trống ngực ở tim, cao huyết áp, bệnh động kinh, hen suyễn, đau dạ dày, buồn nôn và nôn.

Huyệt châm cứu Túc tam lý nằm cách đầu gối khoảng 7-10 cm về phía dưới. Theo ngôn ngữ của Trung y, nó có chức năng điều tiết dạ dày, bổ sung thêm năng lượng, thúc đẩy lưu thông kinh mạch, tránh gió và ẩm ướt.

Nghiên cứu khoa học hiện đại xác nhận rằng thực hiện châm cứu vào các huyệt Túc tam lý sẽ kích thích dạ dày và ruột, cũng như một loạt các hoạt động của bộ máy tiêu hóa và các enzyme. Liệu pháp này còn kích thích thèm ăn, giúp tiêu hóa tốt hơn, tăng cường chức năng não bộ, cải thiện sức khỏe tim, tăng sản xuất tế bào máu đỏ và trắng, nồng độ hemoglobin và nội tiết hormone, nâng cao sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật.

Châm cứu trên các huyệt Túc tam lý cũng giúp ngăn chặn chứng đau dạ dày và đau bụng, nôn mửa, táo bón, tiêu chảy, viêm gan, viêm túi mật, huyết áp cao.

Túc tam lý, Hợp cốc và Nội quan là ba trong số các huyệt châm cứu chính được sử dụng bởi các bác sĩ thời xưa trong điều trị y tế.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện thấy mát-xa ba huyệt này sẽ hỗ trợ các dây thần kinh của cơ thể, cơ bắp, mô, các cơ quan; tác động tích cực của nó thậm chí còn cao bất kỳ môn thể dục thể thao nào.

Nhấn vào huyệt Túc tam lý, Hợp cốc và huyệt Nội quan, mỗi huyệt khoảng năm phút, và nhấn khoảng 15-20 lần bằng ngón tay cái hoặc ngón giữa.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Xem thêm: