Chuột rút (vọp bẻ) có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, hay thấy nhất là ở những người chơi thể thao và người già, phụ nữ mang thai. Nếu chuột rút đúng vào lúc đang hoạt động thì có thể rất nguy hiểm, thậm chí là dẫn đến mất tính mạng vì không cử động được.

Biểu hiện của chuột rút là co cơ, cứng cơ gây đau đớn, rất khó chịu, xảy ra đột ngột mang tính chất cấp tính. Chuột rút sẽ làm hạn chế vận động hoặc ngừng vận động. Chuột rút nhiều khi gây nguy hiểm, nhất là lúc đang bơi.

Nguyên nhân bị chuột rút

  • Rối loạn chức năng thần kinh thực vật.
  • Cơ thể mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, gây mất muối natri clorua.
  • Cơ bắp phải làm việc nhiều, gây ứ đọng axit lactic trong cơ.

Những ai hay bị chuột rút?

Chứng chuột rút thường xảy ra khi chúng ta vận động quá sức. Các đối tượng dễ bị chuột rút là: vận động viên thể thao, người leo núi, leo cầu thang nhiều tầng, phụ nữ mang thai… Lao động, tập luyện, trèo đèo leo dốc với cường độ cao, cơ thể bị mất nước, mất muối… đều dễ bị chuột rút.

Bệnh thường xảy ra trong các trường hợp: ngủ ban đêm, khi đang vận động cơ bắp trong thời gian dài liên tục, nhất là khi mệt mỏi, đói, khát nước.

Theo các nhà chuyên môn, người nào mà ban ngày lao động nặng nhọc bị mệt mỏi hoặc đứng lâu trên nền cứng, do cơ bắp không hoạt động, căng thẳng thì ban đêm bị chuột rút. Chuột rút trong khi đang vận động thường gặp ở các bắp thịt lớn như cẳng chân và đùi. Khi đó cơ bắp bị mệt mỏi, vận động quá lâu, quá mạnh, vận động khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, cơ thể bị mất muối làm giảm nồng độ K, Mg, Na, Ca trong máu.

Chuột rút xảy ra khi cơ bắp bị mệt mỏi, vận động quá lâu, quá mạnh.

Thêm nữa, vận động nhiều còn gây lắng đọng acid lactic trong bắp thịt, dẫn đến rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa dây thần kinh và cơ bắp, nên dù bộ não muốn cơ thư giãn sau khi cử động nhưng cơ vẫn tiếp tục co rút gây ra đau. Như vậy, những người ngồi làm việc lâu, không thay đổi tư thế cũng thường bị chứng co cứng cơ. Vận động mạnh kéo dài khi thời tiết nóng bức, cơ thể sẽ ra nhiều mồ hôi gây mất nước và mất muối cũng rất dễ bị chuột rút.

Những người sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh như statin, prednison, thuốc lợi tiểu làm giảm kali và magiê cũng dễ bị chuột rút. Bệnh nhân bị các bệnh: tiểu đường, Parkinson, đường huyết thấp, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, bệnh thận đang lọc máu, rối loạn tuần hoàn, bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới đều dễ bị chuột rút.

Thai phụ hay bị chuột rút từ tháng thứ 6 trở đi của thai kỳ do thiếu Ca, P, Mg, do tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới hoặc do các cơ ở chi dưới phải mang sức nặng của cơ thể.

Cách xử trí khi bị chuột rút

Giữa tay và chân có sự đối ứng theo quy tắc (5 ngón tay – 5 ngón chân, bàn tay – bàn chân, cổ tay – cổ chân, cẳng tay – cẳng chân, cùi chỏ – đầu gối, đùi – cánh tay) kết hợp học thuyết âm dương, lấy âm chữa cho dương và ngược lại (Tham khảo nguyên lý điều trị trong bài Quay cổ tay).

Giơ thẳng cánh tay theo chiều dọc thân thể

Như vậy trong trường hợp bạn bị chuột rút CHÂN PHẢI thì hãy giơ thẳng cánh TAY TRÁI lên theo chiều dọc của cơ thể và ngược lại (lưu ý: giơ cùng bên sẽ không có hiệu quả). Chỉ đúng một nốt nhạc điều kỳ diệu sẽ xảy ra và bạn đừng quên chia sẻ điều này cho mọi người nhé.

Xem video để cảm nhận bài viết:

Cao Sơn

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.