Mang thai là khoảng thời gian cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi dẫn kể cả tính khí cũng khác thường, vậy nên các ông chồng càng phải hiểu và thông cảm cho vợ mình. Các bà bầu có thể bị buồn nôn, tăng cân, chuột rút và đau bụng…

Theo các chuyên gia, trong thời kỳ mang thai, cơ thể sản xuất nhiều hơn khoảng 50% máu và thể dịch để đáp ứng nhu cầu của thai nhi đang lớn dần trong tử cung. Điều này khiến cơ thể bị sưng lên khiến bạn cảm thấy khó chịu và nặng nề.

Dưới đây là những bộ phận cơ thể dễ bị sưng khi mang thai và bạn không cần quá lo lắng về tình trạng này:

1. Bàn chân

(Ảnh: Mother How)

90% phụ nữ mang thai bị sưng bàn chân trong thời kỳ mang thai. Để giảm sưng ở bàn chân, nên ngâm chân trong nước ấm hòa một chút muối. Hoặc cách tốt nhất để giảm sưng là nâng cao chân và tập một vài bài tập chân để tăng lưu thông máu tới khu vực chân.

2. Môi

Sưng môi trong thời kỳ mang thai là tình trạng phổ biến và nguyên nhân là do sự thay đổi hormon. Tình trạng sưng này sẽ giảm dần theo thời gian và để khắc phục bạn có thể mát-xa môi với bỏ hoặc dầu oliu.

3. Ngực

Có rất nhiều thay đổi ở ngực xảy ra tại thời điểm mang thai. Từ sưng tới đau ở ngực, đây là những rối loạn phổ biến ở phụ nữ mang thai. Các chuyên gia cho biết sưng là do sự sản sinh sữa và khi trẻ được sinh ra, tình trạng sưng và đau sẽ giảm.

4. Mũi

Có một hiểu lầm khá phổ biến rằng mũi bị sưng lên khi mang thai con gái. Tuy nhiên, lời giải thích duy nhất là hiện tượng sưng mũi trong thời gian mang thai là do sự thay đổi của hormon. Tình trạng sưng này sẽ giảm khi bạn sinh con.

5. Mắt cá chân và cẳng chân

Khi bàn chân sưng lên do phải chịu nhiều áp lực từ vùng bụng, mắt cá chân và cẳng chân cũng có thể bị sưng lên. Mặc dù, tình trạng này là bình thường, tuy nhiên, nó có thể trở nên đáng lo ngại nếu cục máu đông bắt đầu hình thành ở chân chỗ bị sưng.

6. Mặt

(Ảnh minh hoạ: Sinhcon.com)

Sưng ở mặt cũng do thay đổi hormon. Để giảm tình trạng này, có một số bài tập mặt có thể giúp ích. Bạn cũng có thể thay đổi chế độ ăn uống bằng cách bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin C để giảm sưng mặt.

7. Lợi

Rất nhiều phụ nữ mang thai phải đối mặt với tình trạng viêm lợi. Vấn đề răng miệng này cũng dẫn tới chảy máu chân răng. Để ngăn ngừa và điều trị, hãy dùng chỉ nha khoa và đánh răng 2 lần mỗi ngày.

8. Tĩnh mạch

(Ảnh minh hoạ: shutterstock.com)

Những phụ nữ bị giãn tĩnh mạch nhẹ trên cơ thể có xu hướng bị sưng tĩnh mạch trong thai kỳ khi những tĩnh mạch này chứa đầy dịch. Cách tốt nhất để xử lý tình trạng này là tăng cường lưu thông máu tới chân. Bạn cũng có thể cần mặc quần áo thoải mái và đi giày rộng.

9. Âm đạo

Khi thai nhi phát triển lớn hơn, một số phụ nữ bị sưng nhẹ ở khu vực âm đạo. Điều này là do cân nặng và lượng dịch trong tử cung. Đây là tình trạng bình thường và sẽ kết thúc khi em bé được sinh ra.

Theo SK&ĐS

Hoàng Kỳ (T/h)

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.