Không giống như đa số các loại rau xanh lá thường mang tính mát, thì là lại mang tính ấm và được xếp vào đầu bảng trong các loại rau loại bỏ khí độc và nuôi dưỡng dạ dày. Nó rất tốt cho cơ thể khi tiết trời chuyển lạnh.

Các bạn nội trợ hầu như chỉ để ý đến thì là như một gia vị trong món ăn, mà không nghĩ rằng nó còn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Thì là đứng đầu bảng trong các loại rau lá xanh có công dụng bổ thận tăng dương loại bỏ khí độc

Thì là giữ ấm cho cơ thể

Thường đại đa số các loại rau lá xanh đều có tính mát, còn rau thì là ngược lại lại có tính ấm. Thì là có tác dụng tăng nhiệt giữ ấm, đứng vị trí hàng đầu trong các loại rau xanh. Những loại rau có màu xanh như hẹ, rau mùi, hành tây, cũng có tính ấm nhưng rau thì là tốt hơn nhiều so với các loại rau đó.

Tại sao lại nói như vậy? Là vì thì là chủ yếu đi vào kinh lạc thận, trực tiếp ôn bổ dương khí cho thận. Người dương khí hư hao, cũng là do thể chất yếu ớn lạnh, bình thường tương đối sợ lạnh, có thể ăn nhiều thì là một chút, giúp bổ thận ích dương khí. Thì là không những có thể điều hòa khí huyết hư nhược, cũng có thể điều hòa khí hàn lạnh. Khi bị cảm lạnh do các tác động bên ngoài, ăn rau thì là có thể giúp làm loại bỏ phong hàn cảm lạnh. Nói như thế có nghĩa là, thì là có tác dụng điều trị bảo vệ sức khỏe với tất cả các chứng bệnh về phong hàn lạnh. Bất kể là những người có các triệu chứng hàn lạnh ở bên trong hay toàn bộ cơ thể, ví dụ như chân tay lạnh, tì lạnh, thích ăn các đồ nóng hoặc bụng dưới lạnh… ăn rau thì là đều mang lại lợi ích giữ ấm cơ thể.

Thì là còn là khắc tinh của bệnh dạ dày

Thì là cũng đi vào kinh lạc dạ dày, làm ấm dạ dày, dưỡng dạ dày, điều trị các loại bệnh đau dạ dày do lạnh. Những bệnh nhân đau dạ dày do hàn lạnh ăn thì là có thể làm dịu cơn đau, những người ăn uống không ngon miệng, ăn thì là có thể giúp khai vị. Với người ăn không tiêu, thì là giúp hỗ trợ tiêu hóa; người bị ức chế chuyện tình cảm, ăn thì là giúp tinh thần trở nên phấn chấn. Thì là có mùi thơm, hương vị hơi đắng, do vậy có tác dụng lưu thông khí huyết rất mạnh. Có thể giúp lưu thông điều chuyển khí huyết đối với các loại bệnh do khí huyết ứ trệ gây ra, ví dụ như tức ngực, ợ hơi, đau bụng, đầy hơi bụng, đau bụng, hơi thở hôi, thậm chí là bệnh tê phù chân tay do lạnh…

Rau thì là cho vào làm nhân bánh bao thật sự rất ngon. Nhưng, thường xuyên chỉ chế biến 1 cách, sẽ không tránh khỏi đơn điệu, loại bỏ đi những tác dụng tốt giống như một vị thuốc của loại rau này. Thì là kỳ thực có thể dùng ăn như một loại rau, xào, nấu canh, hoặc cho vào món trộn salad đều được.

Hạnh nhân trộn rau thì là giúp bổ sung cân bằng âm dương, phòng tránh cảm cúm

Khi ăn thì là sống trộn, nếu có thể cho thêm vào một chút hạnh nhân là tốt nhất. Bởi khi đó vừa giúp cân bằng âm dương, lại tăng cường công dụng của thì là, còn phòng tránh các loại cảm cúm do tì vị.

Hạnh nhân trộn rau thì là giúp bổ sung cân bằng âm dương, phòng tránh cảm cúm (Ảnh: Internet)
Hạnh nhân trộn rau thì là giúp bổ sung cân bằng âm dương, phòng tránh cảm cúm (Ảnh: Internet)

Cách làm: Hạnh nhân luộc trong 10 phút, thì là thái nhỏ, thêm một chút hạnh nhân với tỉ lệ 2:1, cho thêm nước tương và dấm trộn đều là được.

Lời khuyên: Chú ý khi trộn thì là không nên cho đường, nếu không sẽ ảnh hưởng tới công dụng của rau. Hạnh nhân nên dùng loại ngọt, không nên dùng loại hạnh nhân đắng. Hạnh nhân đắng là một vị thuốc Đông y rất tốt, nhưng hơi độc, thông thường chỉ có thể cho vào làm thuốc, bình thường không thể ăn.

Công dụng: Thì là có thể làm tan biến phong hàn, hạnh nhân có thể nhuận phế ổn định bệnh suyễn. Thì là có thể làm ấm dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, hạnh nhân có thể giúp bình hòa dạ dày, hóa đờm. Thì là giúp khí được lưu thông, có thể chống nôn mửa, hạnh nhân giúp giảm ho. Thì là có thể tiêu diệt vi khuẩn chống tiêu chảy, hạnh nhân giúp nhuận tràng thông tiện, hai loại kết hợp với nhau có thể giúp cân bằng chức năng đường ruột. Hơn nữa, thì là giúp bổ dương, hạnh nhân giúp dưỡng âm, kết hợp với nhau giúp âm dương được bổ sung gấp đôi.

Xem them >>Giải độc hàng ngày cho cơ thể với cây Thì là

Thì là đun nước có thể giúp dưỡng ẩm bổ thận dương

Cành và lá của thì là thường được dùng làm vị thuốc. Còn hạt của cây thì là thường được dùng làm hương liệu cho các món ăn, và trong loại bột ngũ vị hương nổi tiếng cũng có kết hợp với thì là.

Thì là đun nước có thể giúp dưỡng ẩm bổ thận dương (Ảnh: Internet)
Nước thì là có thể giúp dưỡng ẩm bổ thận dương (Ảnh: Internet)

Thì là có tác dụng giữ ấm nhiều hơn so với các loại lá và cây tự nhiên khác. Nó có thể bồi bổ thận dương, rất thích hợp cho những người bị thận hư, trong các món ăn hằng ngày cho thêm thì là, cũng giống như là đang dùng thuốc bổ thận.

Thì là đại bổ thận dương, có thể giúp giữ ấm phần bụng dưới, lại có thể giúp lưu thông khí huyết. Vì vậy, các thế hệ thầy thuốc đều đặc biệt ưa chuộng công dụng điều trị bệnh sa nang của nó. Trên thực tế, nó có thể xử lí điều trị các loại triệu chứng lạnh bụng dưới, khí thuyết ứ trệ, đau bụng ví dụ như thận hư đau lưng, co thắt đại tràng, đau bụng kinh, tiểu són… Nếu bỗng nhiên bụng dưới bị đau, lại sợ lạnh thích nóng ấm, hãy dùng 1 nắm rau thì là nhỏ, đun lấy nước, cho thêm một chút muối và uống, sẽ làm hóa giải triệu chứng trên.

Theo Epochtimes
Kiên Định biên dịch

Xem thêm: