Cho dù bữa ăn dư thừa dưỡng chất, nhưng nếu cơ thể không tiết ra đủ hooc-môn tăng trưởng thì hiệu quả sử dụng không tốt, có thể vẫn là ‘còi xương’ không lớn. Bí quyết để phát triển chiều cao chính là sao lợi dụng đúng chu kỳ sinh học, kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều hooc-môn tăng trưởng nhất.

Mỗi tối con bạn 11-12 giờ mới đi ngủ, hay là ngủ lúc 8-9 giờ? Có thể bạn đã từng nghe rằng đi ngủ sớm giúp trẻ cao lớn hơn? Hãy cùng xem khoa học giải thích thế nào nhé.

Có nghiên cứu cho thấy chiều cao của trẻ có 70% là do cha mẹ quyết định, còn những yếu tố sau sinh chiếm 30%. Trong 30% này thì giấc ngủ có ảnh hưởng hàng đầu, bên cạnh dinh dưỡng và vận động.

Ngoài việc giúp cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục, giấc ngủ còn là thời điểm cơ thể tiết hooc-môn sinh trưởng nhiều nhất trong cả ngày.

Ngủ sớm giúp trẻ phát triển chiều cao (Ảnh: Internet)
Ngủ sớm giúp trẻ phát triển chiều cao (Ảnh: Internet)

Nghiên cứu cho thấy hooc-môn sinh trưởng tiết nhiều nhất ở 2 khoảng thời gian, đó là 21h-1h và 5h-7h sáng. Nếu như trong 2 khoảng thời gian này trẻ không ngủ hoặc tỉnh dậy thì đã bỏ lỡ mất 2 khoảng thời gian vàng cho tăng trưởng.

Từ 21h đến 1h sáng hôm sau, đặc biệt là vào khoảng 22h là thời gian hooc-môn sinh trưởng tiết nhiều nhất, có thể gấp 5-7 lần so với ban ngày. Từ 5h-7h sáng hôm sau cũng là một đỉnh tiết hooc-môn nữa.

Tuy nhiên không phải đúng 9h ngủ thì hooc-môn sinh trưởng tiết mạnh, mà còn cần thêm một điều kiện tiên quyết: ngủ say. Nếu như lúc đó trẻ chưa lên giường, hoặc đã lên giường mà chưa ngủ, hay ngủ không sâu giấc, thì lượng hooc-môn tiết sẽ không nhiều. Do đó càng ngủ muộn lượng hooc-môn tiết ra càng thấp, càng bất lợi đối với tăng trưởng chiều cao của trẻ. Bình thường sau ngủ một tiếng con người mới tiến nhập vào trạng thái ngủ say.

Theo chuyên gia, để trẻ tăng trưởng chiều cao tốt thì trước 8h30 tối lên giường đi ngủ, muộn nhất cũng không quá 9h30 tối, buổi sáng sau 7h thì thức dậy.

Một vấn đề nảy sinh thêm là: làm thế nào để trẻ ngủ sớm?

1. Tạo không khí cho giấc ngủ

Khi đến gần giờ ngủ, cha mẹ nên tạo không gian thuận lợi cho giấc ngủ của trẻ. Như để đèn ngủ, tắt tivi, tạo không gian yên tĩnh. Cha mẹ cũng có thể ngủ cùng trẻ, để trẻ biết là đến thời gian ngủ.

Bố mẹ cũng có thể để cho trẻ tự mình làm những việc chuẩn bị trước khi ngủ, như đánh răng, rửa mặt, rửa chân, sửa sang giường. Quá trình này tưởng chừng đơn giản, nhưng vừa có tác dụng nâng cao tính tự giác cho trẻ, vừa là ám hiệu ngầm để trẻ biết mình cần phải đi ngủ.

2. Trước khi đi ngủ một tiếng tránh các hoạt động khiến não bộ hưng phấn

Nhiều trẻ khi đến giờ đi ngủ vẫn còn hăng say, khi lên giường não bộ còn hưng phấn nên ngủ không được. Do đó trước khi đi ngủ một tiếng cha mẹ không nên để trẻ tham gia những hoạt động hưng phấn quá, như chơi đùa mạnh, mà có thể kể chuyện, hát nhạc nhẹ nhàng, sẽ khiến trẻ nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

3. Ban ngày không nên ngủ quá nhiều

tre6tuoi-benhvn

Ban ngày ngủ nhiều thì buổi tối trẻ sẽ ngủ không ngon. Hơn nữa nghiên cứu cho thấy trẻ thích ngủ ngày, đêm thiếu ngủ không chỉ sinh trưởng tương đối chậm hơn, mà khả năng chú ý, trí nhớ, sức sáng tạo và vận động cũng giảm. Vậy nên nếu trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày, cha mẹ cũng nên đánh thức trẻ, dần dần điều chỉnh lại thời gian ngủ cho trẻ.

Theo NTDTV
Đại Hải

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.