Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm đẩy xuất ra ngoài những tác nhân gây bệnh hoặc cản trở đường hô hấp. Khi trời chuyển lạnh, đường hô hấp bị viêm nhiễm…làm nhiều trẻ dễ bị ho. Phản xạ của nhiều bác sĩ và cha mẹ khi xử lý cơn ho là dùng thuốc kháng sinh mà có thể không thật sự cần thiết. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian vẫn dùng trị ho rất hiệu quả như dưới đây.

Húng chanh và quất

Húng chanh
Húng chanh
Quất
Quất

Húng chanh còn gọi là rau tần, tần dày lá, dương tử tô và một số tên khác nữa. Lá húng chanh chứa nhiều tinh dầu, có thể nhai hoặc ngậm để chữa ho. Cũng có thể kết hợp với quất xanh để làm thành bài thuốc trị ho. Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 2 – 3 lần/ngày đến khi hết ho. Trường hợp không có đường phèn thì có thể sử dụng mật ong.

Hoa hồng bạch

Hoa hồng bạch
Hoa hồng bạch

Hoa hồng bạch chứa nhiều tinh dầu có ích cho sức khỏe. Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch rồi trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy khoảng 20 phút,  Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần. Tốt nhất là chọn hoa hồng mới nở, sạch và không bị nhiễm các chất bảo vệ thực vật.

Quả quất (miền Nam gọi là quả tắc) có tác dụng kiện tỳ, thông phổi, trừ đờm, trị ho cảm, giải uất, giải rượu, có thể chế biến thành nước giải khát. Có thể dùng quất hấp cách thủy quất với mật o­ng, ngâm quất với đường, hay với muối để giải rượu, chữa cảm, chống ho và viêm họng

2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Lê + đường phèn + xuyên bối

Quả lê
Quả lê
Xuyên bối mẫu
Xuyên bối mẫu

Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (có thể tìm mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, chữa viêm phổi, tiêu đờm.

Lá hẹ và đường phèn

Lá hẹ
Lá hẹ

Trong lá hẹ có chứa kháng sinh, vẫn được dân gian dùng để trị ho. Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy 20 phút. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.

Cây xương sông

Cây xương sông
Cây xương sông

Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khản tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông có thể kết hợp cùng lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày.

Củ nghệ tươi

Củ nghệ tươi
Củ nghệ tươi

Củ nghệ tươi (thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Nước củ cải luộc

Củ cải trắng
Củ cải trắng

Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng để điều trị ho, khô mũi, đau họng, có đờm.

Nước tỏi hấp trị ho cho trẻ

Tỏi
Tỏi

Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát. Sau đó thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vừa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.

Tỏi và mật ong

Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.

Đu đủ chín

Đu đủ chín
Đu đủ chín

Một quả đu đủ gọt bỏ vỏ (lưu ý là đu đủ chín cây), cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.

Trà cam thảo

Cam thảo
Cam thảo bắc

Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.

Ngoài ra, cần lưu ý giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là khu vực cổ, ngực và đôi chân. Khi trẻ ngủ vào ban đêm hay dẫy giụa làm chăn tuột ra. Do vậy cha mẹ có thể đặt sưởi trong phòng nhưng không được sưởi bằng than để tránh khí độc.

Dr DHHA (Sưu tầm và biên soạn)