Ruột là cơ quan trực tiếp tiếp xúc với thức ăn, sau đó chịu trách nhiệm tiêu hóa thu lấy dưỡng chất và đẩy bỏ cặn bã ra ngoài. Do đó ăn thực phẩm có lợi cho đường ruột rất quan trọng tới sức khỏe của chúng ta.

Đôi khi chỉ bằng một số động tác rất đơn giản nhưng lại rất hiệu quả, có thể giúp bạn có một đường ruột khỏe mạnh. Ví dụ, chỉ với một cốc nước hàng ngày, nhưng đủ để làm bạn nhận thấy hiệu quả trong suốt cuộc đời. Ngoài ra, còn nhiều cách làm sạch ruột khác nữa.

Dưới dây là 8 loại thực phẩm làm sạch ruột phổ biến, sẽ giúp bạn có một đường ruột khỏe mạnh.

Thực phẩm thứ 1: Gạo lứt

Gạo lứt giúp hỗ trợ thải các loại độc tố ra ngoài cơ thể. (Ảnh: Internet)
Gạo lứt giúp hỗ trợ thải các loại độc tố ra ngoài cơ thể. (Ảnh: Internet)

Gạo lứt chứa rất nhiều protein, chất xơ (gấp đôi so với gạo tẻ thường), khoáng chất, sắt, và các loại vitamin B1, B2, B3, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch một cách hiệu quả, làm sạch các mạch máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu, hỗ trợ tiêu hóa và giúp làm sạch dạ dày, giúp đường ruột khỏe mạnh hoạt động tốt.

Một nghiên cứu đã chứng minh, thường xuyên ăn loại gạo này có thể giúp bạn loại bỏ được độc tố ra ngoài cơ thể, ngoài ra nó còn có các tác dụng khác như cân bằng đường huyết, ngăn ngừa axit uric tăng quá cao, ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết.

Thực phẩm thứ 2: Đu đủ

Thành phần beta carotin chứa trong đu đủ có chức năng làm sạch đường ruột. (Ảnh: Internet)
Thành phần beta carotin chứa trong đu đủ có chức năng làm sạch đường ruột. (Ảnh: Internet)

Trong đu đủ có 2 hợp chất papain và chymopapain. Đây được coi là 2 loại enzyme tiêu hóa protein hiệu quả, có thể làm giảm mỡ máu, vì thế thường xuyên ăn đu đủ có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Ngoài ra đu đủ còn có tác dụng nhuận tràng. Nhưng, nếu muốn ăn đu đủ bạn nên ăn sau bữa cơm từ 1-2h, ăn đu đủ ngay sau bữa ăn, sẽ không tốt cho dạ dày.

Thực phẩm thứ 3: Sữa chua

Sữa chua có tác dụng làm sạch đường ruột, kích thích nhu động ruột. (Ảnh: Internet)
Sữa chua có tác dụng làm sạch đường ruột, kích thích nhu động ruột. (Ảnh: Internet)

Trong sữa chua có chứa hàm lượng canxi phong phú, lại chứa các loại lợi khuẩn làm cân bằng các vi khuẩn trong ruột, tốt cho quá trình tiêu hóa, kích thích nhu động đường ruột, tốt cho ruột, phòng ngừa táo bón, giảm các bệnh về đường tiêu hóa. Nhưng có một điều chú ý, đó là các loại sữa chua uống hoa quả và các loại sữa chua đã pha loãng thành nước uống, không tốt bằng sữa chua ăn thông thường.

Thực phẩm số 4: Rau cải bó xôi (rau bina hay rau chân vịt)

Trong cải bó xôi có chứa hàm lượng chất chống ô xy hóa, chống lão hóa cao. (Ảnh: Hoàng Yến Ngọc)
Trong cải bó xôi có chứa hàm lượng chất chống ô xy hóa, chống lão hóa cao. (Ảnh: Hoàng Yến Ngọc)

Ăn cải bó xôi có tác dụng tống đẩy chất thải qua đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa nhanh hơn, bảo vệ lớp niêm mạc đường tiêu hóa, tránh vi khuẩn và chất độc tấn công, chống táo bón, làm đẹp da.

Trong lá cải bó xôi có chứa một loại chất giống như insulin, giúp hỗ trợ ổn định đường huyết. Các vitamin phong phú chứa trong rau bina có thể phòng ngừa viêm nhiễm, quáng gà, và các triệu chứng thiếu vitamin khác. Trong cải bó xôi còn chứa rất nhiều chất chống ô xy hóa, có tác dụng chống lão hóa, thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào, vừa tốt cho não bộ, lại vừa giúp tăng cường sinh lực, ngăn ngừa lão hóa não bộ.

Thực phẩm số 5: Mộc nhĩ

Mộc nhĩ đen có thể loại bỏ các tạp chất còn tồn lại trong hệ thống tiêu hóa ra ngoài cơ thể, có tác dụng làm sạch đường ruột. (Ảnh: Internet)
Mộc nhĩ đen có thể loại bỏ các tạp chất còn tồn lại trong hệ thống tiêu hóa ra ngoài cơ thể, có tác dụng làm sạch đường ruột. (Ảnh: Internet)

Mộc nhĩ có tác dụng bổ khí hoạt huyết, loại bỏ nhiệt độc trong máu. Trong mộc nhĩ có chứa chất keo thực vật để hút chất độc hại, có thể hút những chất độc hại để thải ra ngoài theo đường tiêu hóa hoặc tiết niệu, giúp làm sạch và tốt cho đường ruột.

Ngoài ra, trong nó còn có một số hoạt chất chưa xác định có thể tạo ra những phản ứng hoá học làm bào mòn những dị vật hoặc những viên sỏi, cát, kim loại kết tụ trong cơ thể và thải ra ngoài theo đường tiết niệu. Có chức năng tiêu trừ sỏi mật, sỏi tiết niệu…

Thực phẩm số 6: Rong biển

Rong biển có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa các triglyceride trong máu. (Ảnh: Hoàng Yến Ngọc)
Rong biển có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa các triglyceride trong máu. (Ảnh: Hoàng Yến Ngọc)

Các chuyên gia về Trung y nhận định, rong biển là thực phẩm có tính kiềm, giàu I-ốt có thể thúc đẩy sự chuyển hóa triglycerides trong máu. Rong biển có thể làm giảm lượng cholesterol có trong thành mạch máu, giúp hàm lượng cholesterol luôn giữ ở mức quy định cho phép.

Ngoài ra, trong rong biển còn có chứa alginate, chất này có thể tăng cường chất nhầy trong ruột từ đó giúp bảo vệ thành ruột, làm tăng vi khuẩn có lợi trong ruột. Rong biển có thể giúp loại bỏ các độc tố trong cơ thể, ngăn chặn cơ thể hấp thu các loại kim loại nặng như chì, cadimi…, loại bỏ các nguyên tố phóng xạ trong cơ thể,  đồng thời giúp điều trị xơ vữa động mạch, giúp ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết.

Thực phẩm số 7: Táo

Trong vỏ táo có thành phần dinh dưỡng phong phú có thể chống ô xy hóa, có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa. (Ảnh: Internet)
Trong vỏ táo có thành phần dinh dưỡng phong phú có thể chống ô xy hóa, có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa. (Ảnh: Internet)

Có một câu tục ngữ “Ăn một quả táo mỗi ngày, không phải gặp bác sỹ.” Có một tác dụng rõ rệt có thể nhận thấy nhất của loại quả này đó là: hỗ trợ thúc đẩy thải độc tố trong đường ruột- hàm lượng axit galacturonic, pectin chứa trong loại quả này có thể làm giảm độc tố trong cơ thể. Chất xơ hòa tan và các loại vitamin phong phú trong nó có tác dụng chống táo bón, axit trong táo có thể giúp bạn ngăn ngừa béo bụng, giúp cho đường ruột hoạt động bình thường khỏe mạnh.

Trong vỏ táo có chứa hàm lượng chất chống ô xy hóa cao, có thể làm giảm tốc độ quá trình lão hóa. Do đó, ăn táo tốt nhất nên ăn cả vỏ. (Nhưng chú ý phải rửa sạch trước khi ăn)

Thực phẩm số 8: Lạc (đậu phộng)

Lạc có tác dụng dưỡng vị bổ tỳ, nhuận tràng, nhuận phế. (Ảnh: Internet)
Lạc có tác dụng dưỡng vị bổ tỳ, nhuận tràng, nhuận phế. (Ảnh: Internet)

Một điều tra nghiên cứu đã chứng minh: Lạc rất tốt cho sức khỏe của đường ruột. Đó là bởi vì lạc  chứa nhiều cellulose hữu ích, giúp hạn chế táo bón. Các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo, mỗi ngày ăn 5-6 củ lạc luộc, có thể giúp đường ruột khỏe mạnh, bởi luộc lạc sẽ không làm mất đi các chất dinh dưỡng, dễ hấp thu, ăn sẽ an toàn, là thực phẩm giúp giảm cân rất tốt.

Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch

Xem thêm: