Tổn thương đường tiêu hóa vì dùng kháng sinh khiến cơ thể mệt mỏi, kém ăn kém hấp thụ, táo bón hoặc tiêu chảy, là nguyên nhân khởi phát cho nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, chỉ cần bạn để tâm chút ít sẽ thấy giải pháp ở ngay bên mình.

Nhiệm vụ của kháng sinh là diệt khuẩn, và nó không phân biệt được loại khuẩn nào có lợi, loại nào có hại, cũng không phân biệt khuẩn ở các cơ quan khác nhau. Do vậy, dù bạn nhiễm khuẩn ngoài da, thì uống kháng sinh có thể diệt vi khuẩn ngoài da, cũng diệt luôn khuẩn trong hệ tiêu hóa của bạn.

Uống nhiều kháng sinh khiến hệ vi khuẩn đường ruột bị tổn hại và dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện trong và sau khi dùng kháng sinh, đối với cả người lớn và trẻ em. Để hạn chế tác động của kháng sinh, bạn cần có chế độ ăn đặc biệt nhằm tăng cường bảo vệ đường tiêu hóa cũng như bổ sung đủ lượng vi khuẩn có lợi.

1. Ăn thực phẩm lên men

Thực phẩm lên men là cách dễ nhất và kinh tế nhất để phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột. Thực phẩm lên men bao gồm dưa cải bắp, kim chi, dưa muối, sữa chua, và nấm sữa kefir. Quá trình lên men tự nhiên cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột sau khi dùng kháng sinh.

2. Bổ sung men vi sinh

Việc sử dụng men vi sinh chứa vi khuẩn có lợi sẽ bù đắp lượng lợi khuẩn bị ảnh hưởng bởi kháng sinh, đồng thời giúp tái lập lại sự cân bằng cho hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường sức khỏe đường ruột, tránh các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Trong đó, việc uống đủ hàm lượng vi khuẩn có lợi mỗi ngày: 2 – 4 tỉ lợi khuẩn đối với trẻ em và 4 – 6 tỉ lợi khuẩn đối với người lớn được đặc biệt nhấn mạnh. Thời điểm uống tốt nhất là sau sử dụng kháng sinh 2 – 3 giờ đồng hồ, để các lợi khuẩn này không bị ảnh hưởng bởi kháng sinh.

3. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Quá nhiều đường, quá nhiều chất xơ, gluten, chất béo, thuốc giảm đau NSAID (như ibuprofen) và thuốc tránh thai có thể làm tổn thương đường tiêu hóa của bạn.

Bạn cũng nên tránh ngũ cốc thô như ngô, kê, gạo nếp cẩm, cao lương, yến mạch, kiều mạch, lúa mỳ và các loại đậu khô như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ… vì các loại thực phẩm này khó tiêu. Sữa và đường là nguồn dinh dưỡng cho các vi khuẩn xấu, vì vậy cũng cần hạn chế hết mức.

4. Tăng cường chất xơ hòa tan

Chất xơ hòa tan có tác dụng tốt trong chữa bệnh đường ruột của bạn. Nó không chỉ tạo ra một môi trường tốt mà còn kích thích có chọn lọc sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi.

Các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan gồm:

  • Tỏi tây
  • Tỏi
  • Mật ong
  • Chuối
  • Hành
  • Củ cúc vu

Nên ăn lượng nhỏ một trong những thực phẩm chất xơ hòa tan hàng ngày, thêm vào men vi sinh để thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong hệ thống tiêu hóa của bạn.

5. Gelatin

Gelatin rất có lợi cho niêm mạc ruột. Vì nó có thể làm dịu và điều trị tồn thương đường tiêu hóa. Giúp thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa dễ dàng hơn. Một niêm mạc ruột khỏe mạnh là điều cần thiết để xây dựng lại hệ vi khuẩn đường ruột sau khi dùng kháng sinh.

Bạn có thể mua bột geltin về để chế biến món bánh hay thạch rau câu.

Ngoài ra nước xương hầm cũng là nguồn bổ sung gelatin tốt cho bữa ăn của bạn.

6. Hạn chế lo lắng, stress

Hệ tiêu hóa là rất nhạy cảm với stress. Căng thẳng gây ra sự thay đổi bài tiết dịch dạ dày, tính thấm và chức năng bảo vệ của niêm mạc ruột. Cũng có nghiên cứu cho thấy căng thẳng có thể dẫn đến phát triển quá mức của một số vi khuẩn và làm giảm sự đa dạng của các vi khuẩn trong ruột già.

Vì vậy, hãy thư giãn để giảm bớt sự căng thẳng. Đi bộ hay thiền định, khí công cũng là những giải pháp tuyệt vời.

Tú Linh

Xem thêm: