Rau muống được ví như món ‘quốc hồn quốc túy’ của người Việt, hết luộc lại xào, đủ món quanh năm không thấy chán. Có lẽ vì sự quen thuộc này, nên nhiều người mắc phải sai lầm khi ăn rau muống mà không nhận ra.

Rau muống, dễ trồng, dễ ăn và quen thuộc với mọi tầng lớp xã hội, ai đi xa cũng nhớ:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”.

Bữa cơm mang hương vị quê hương (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Tuy rất quen thuộc và dễ chế biến, vẫn có một số điều bạn cần lưu ý để rau muống không trở thành “lợi bất cập hại“, nhất là khi mọi nhà đều thường xuyên ăn món này.

Dưới đây là 3 sai lầm có thể mắc phải khi ăn rau muống:

1. Ăn rau muống khi đang có vết thương

Những ai đang bị vết thương trên da cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi làm xấu làn da.

Nếu bạn đang uống thuốc Đông y, ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

Một số tài liệu khác cho rằng, những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, đau xương khớp, bị viêm đau không nên ăn rau muống, vì nó có thể khiến tình trạng tệ hơn. Do đó khi thấy có những biểu hiện khác thường sau khi ăn rau muống, bạn cần ngưng lại ngay.

2. Ăn rau muống sống hoặc chưa chín kỹ

Ăn rau muống sống dễ bị nhiễm giun sán (Ảnh: HK)

Rau muống chẻ ăn sống là món ăn được nhiều người thích. Nhất là khi nó được ăn kèm với vài lá kinh giới, nước riêu cua, riêu cá chua thanh mát thì dẫu mùa đông rét mướt hay mùa hè nóng nực đều rất dễ ăn.

Tuy nhiên, trong rau muống, đặc biệt là rau muống thủy sinh, có thể chứa sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski và các loại ký sinh trùng khác. Nếu rau muống còn sống hoặc chưa được nấu chín có thể là con đường đưa ký sinh trùng vào cơ thể người, gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng…

Sán lá Fasciolopsis buski còn có thể theo máu di chuyển đến tất cả các bộ phận cơ thể. Sau 1 thời gian, trứng sẽ nở và trở thành sán trưởng thành, gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan… gây ra những biến chứng nặng, thậm chí là tử vong.

3. Ăn rau muống trái mùa

Mùa rau muống thường là vào hè với những cơn mưa. Tuy nhiên, hiện nay, rau muống được trồng quanh năm, ngay cả khi thời tiết không phù hợp. Nhiều nơi, người trồng sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để giúp rau muống trái vụ trông vẫn đẹp.

Do vậy khi muốn ăn rau muốn trái vụ, nhất là vào cuối thu, đông… bạn cần cân nhắc, chọn địa chỉ bán thật uy tín hãy mua. Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật – Bộ NN&PTNT, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu… có thể khiến người ăn bị ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, thần kinh…

Hoàng Kỳ t/h

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.