Bệnh thận được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”, vì cho dù thận có thể đã tổn thương nhưng người ta cũng không cảm giác thấy. Khi gặp một số vấn đề như chán ăn, thiếu máu, mệt mỏi… tới bệnh viện khám thì phát hiện ra đã nhiễm độc niệu giai đoạn cuối!

Trên thực tế, tỷ lệ mắc bệnh thận khá cao, chiếm khoảng 10-13% dân số, tức là cứ 10 đến 13 người thì sẽ có một người bị bệnh thận. Ở Việt Nam chưa có con số thống kê, nhưng theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí hàng đầu thế giới “The Lancet” đã cho thấy số người trưởng thành tại Trung Quốc mắc bệnh thận mãn tính chiếm 10,8%.

Thận khá mềm, rất dễ bị tổn thương. Có rất nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày gây hại thận mà nhiều người không hay biết.

1. Thức khuya

Ngoài tác dụng tiêu cực đến gan, thức khuya còn gây tổn thương thận. Từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn là khoảng thời gian sinh hoạt thường ngày tốt nhất. Buổi tối không nên thức quá 11 giờ, tuy nhiên cuộc sống hiện đại rất khó thực hiện được.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

2. Lạm dụng thuốc

Một số loại thuốc làm tổn thương thận nghiêm trọng, đặc biệt là thuốc giảm đau, chẳng hạn như ibuprofen.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

3. Bài thuốc dân gian, thực phẩm chức năng

Tỷ lệ người mắc bệnh thận mãn tính ở Đài Loan rất cao, bệnh nhân có thể sử dụng phương thức dân gian ở địa phương hoặc thực phẩm chức năng. Một số trong đó gọi là “Bột bổ sung protein, nâng cao khả năng miễn dịch” có thể khiến cho người sử dụng dư thừa protein, là gánh nặng cho thận.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

4. Làm việc quá sức

Cường độ làm việc cao dẫn đến mệt mỏi, gây ra các triệu chứng biểu hiện thận hư. Tiếp đến là sử dụng trí não quá độ, áp lực lớn trong công việc cũng như cuộc sống làm cho tinh thần không được thư giãn, đầu óc mệt mỏi cũng dễ làm thận suy kiệt.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

5. Uống nhiều rượu

Người ta thường nói tửu sắc hại thận, uống rượu nhiều quá mức chính là sát thủ hại thận. Các loại rượu giả, chất lượng kém thì tác hại càng lớn hơn nữa.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

6. Tập thể dục nặng đột ngột

Bận rộn công việc thường lâu không vận động, đột ngột tập thể dục nặng có thể làm cho thận quá tải, gây hại thận, nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận cấp tính.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

7. Ăn mặn và thức ăn giàu chất purine

Mùa đông nhiều người thích ăn lẩu, nhưng ăn nhiều thịt nhúng cũng làm hại thận. Đồ nhúng là các sản phẩm từ đậu, hải sản, nội tạng… có hàm lượng purine thực vật cao, khiến dạ dày quá tải, đồng thời cũng tạo thêm gánh nặng cho thận. Ăn nhiều thức ăn giàu purine, nhiều chất béo, hàm lượng calo cao trong thời gian dài khiến cho thận mệt mỏi. Trong thực tế, chế độ ăn nhiều muối, ăn quá ngọt, quá nhiều dầu, nhiều đạm sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

8. Uống bia với hải sản

Nhiều người thích uống bia nhâm nhi cùng với hải sản, nhưng nếu vừa ăn hải sản vừa uống bia sẽ làm tổn thương thận. Hải sản là thực phẩm giàu protein, thành phần có chứa purine và nucleotide, cùng bia trộn lẫn với nhau sẽ sinh ra nhiều axit uric, tăng thêm gánh nặng cho thận, dẫn đến tăng axit uric trong máu, thậm chí sỏi thận, nhiễm độc niệu.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

9. Thường uống trà đặc

Trà có chứa caffeine, dùng một chút có tác dụng làm tinh thần tỉnh táo, nếu dùng quá nhiều sẽ làm máu lưu thông nhanh lên, huyết áp cao. Trong cơ thể thường chứa lượng caffeine cao sẽ tạo gánh nặng cho thận. Ngoài ra, trà có chứa axit tannic sẽ dễ dàng kết hợp với sắt của cơ thể thành một chất hòa tan có thể gây sỏi thận.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

10. Áp lực lớn, cảm giác buồn phiền

Công việc và cuộc sống hiện đại đều rất áp lực, “chán và mệt” dường như đã trở thành câu cửa miệng của rất nhiều người. Và những cảm xúc này sẽ làm tổn thương thận.

Lời nhắc nhở dành cho bạn: thói quen thức khuya, uống rượu, ăn uống không lành mạnh,v.v đang làm hại sức khỏe của bạn, nhất định phải cẩn thận, duy trì cuộc sống khỏe mạnh hàng ngày.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Huy Bùi

Xem thêm: