Sở dĩ gọi cầu lông là “môn thể thao cho cả đời” bởi vì ở độ tuổi nào dù trẻ, già hay là thanh niên bạn cũng có thể chơi, cũng có thể phối hợp cùng nhau, giúp tăng sự gắn kết tình cảm. Hơn thế nữa, khi chơi cầu lông còn những lợi ích rất tốt cho sức khỏe.

Không những được gọi là môn thể thao cả đời, cầu lông còn được gọi là môn thể thao “Đa cấp độ” vì dù là nam hay nữ, dù chỉ có một mình các bạn đều có thể chơi mà không ngại lý do nào cả.

Chơi cầu lông rất có ích cho bạn

Theo các nghiên cứu khoa học trên thế giới, nếu chơi đúng cách và thường xuyên, thể thao cầu lông sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người chơi.

Chơi cầu lông mang lại ít nhất 10 lợi ích như sau:

  • Lợi ích đầu tiên khi chơi cầu lông đó là năng lượng
  • Là môn thể thao tốt cho tim mạch
  • Giúp xương chắc khỏe hơn
  • Giảm cân hiệu quả
  • Giúp luyện tinh mắt
  • Phản xạ nhanh
  • Giảm thiểu rủi ro bệnh tật
  • Rủi ro về thương tích thấp
  • Người chơi sẽ ít bị trầm cảm hơn
  • Sự kết nối bạn bè, người thân trong gia đình

1. Lợi ích đầu tiên khi chơi cầu lông đó là năng lượng

Chơi môn thể thao này là cách vận động toàn thân và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn cả chạy bộ, thể dục nhịp điệu hay đạp xe. Người chơi có nguồn năng lượng dồi dào, tinh thần lạc quan và sự tự tin cao.

Nếu bạn chơi vào buổi sáng sẽ giúp bạn có tinh thần làm việc cả ngày không mệt mỏi, còn nếu chơi vào mỗi tối bạn sẽ thấy tinh thần sảng khoái không mệt nhọc uể oải sau 1 ngày làm việc.

2. Là môn thể thao tốt cho tim mạch

Hình ảnh thường thấy ở các công viên

Bên cạnh đó, cầu lông rất tốt cho tim mạch ngay cả khi bạn gặp vấn đề tim mạch như huyết áp cao thì tính chất nhẹ nhàng của cầu lông vẫn phù hợp với bạn. Chính yếu tố vận động tay chân toàn thân kèm theo các kỹ thuật như cúi, nghiêng, xoay… tạo sự vận động toàn diện cho các cơ bắp, thúc đẩy mọi hoạt động lưu thông trong cơ thể, tăng cường chức năng tuần hoàn máu và hệ hô hấp.

Theo những nghiên cứu thống kê về môn thể thao này có tác động mạnh tới tim đó là cường độ nhịp tim của người chơi luôn cao hơn hẳn so với người bình thường vào khoảng 75-85 lần/phút. Với số này cũng cho thấy rằng chơi các môn thể thao này sẽ giúp tim vận động tốt hơn và khỏe hơn.

3. Giúp xương chắc khỏe hơn

Không kể tuổi tác đều có thể chơi cầu lông

Khi bạn chơi cầu lông sẽ làm làm tăng mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương. Đặc biệt với những người cao tuổi có mức độ loãng xương cao khi chơi các môn thể thao này sẽ giúp cơ thể giảm hiện tượng giòn và mất xương do tuổi tác, quan trọng là chọn bài tập có cường lực phù hợp với bản thân.

4. Giảm cân hiệu quả

Khi bạn chơi các cơ chân, tay, bụng, eo được chuyển động toàn diện luôn phiên nhau không ngừng nghỉ, lượng mồ hôi ra nhiều, những cú đánh mạnh lại càng tốn nhiều sức hơn đã tiêu ngốn một lượng calo đáng kể của bạn, từ đó giúp bạn giảm béo và cơ bắp săn chắc lại.

5. Giúp luyện tinh mắt

Ai cũng biết khi chơi môn thể thao này sẽ giúp chúng ta luyện tinh mắt. Lý do cực kỳ đơn giản. Trong một trận thi đấu hai bên đều cần phải nhìn quan sát động tác của đối thủ và quan sát đường đi của cầu, bởi vậy mắt phải quan sát vật thể ở tốc độ cao, khiến đôi mắt không ngừng giãn ra, co lại. Từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu ở mắt, cải thiện chức năng cơ ở mắt giúp luyện đôi mắt ta nhìn tinh hơn.

Thời buổi công nghệ số, con người ít vận động mà lại tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử nên mắt luôn trong tình trạng mệt mỏi, cầu lông sau giờ làm việc đúng là 1 lựa chọn tốt để bạn củng cố cơ mắt!

6. Phản xạ nhanh

(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ)

Với những pha cầu được đối thủ đánh nhanh, ta phải có độ phản xạ nhanh để đỡ được cầu nếu không muốn bị thua. Chính vì vậy những người có sở thích chơi cầu lông, độ nhạy cảm của phản xạ cũng sẽ tăng lên nhanh chóng khi bạn rèn luyện đều đặn. Sẽ giúp bạn có những phản xạ nhanh hơn trong công việc cũng như các hoạt động khác trong cuộc sống hàng ngày.

7. Giảm thiểu rủi ro bệnh tật

Tay không đánh cầu (Ảnh minh hoạ)

Như mọi người đã biết, khi chơi thể thao nói chung và cầu lông nói riêng đều tăng cường sức khỏe cho người chơi. Nên vậy khi tập luyện và chơi cầu lông thường xuyên bạn sẽ có 1 sức khỏe dồi dào, có một sức đề kháng để chống lại các bệnh nhẹ ví như cảm cúm khi thời tiết thay đổi.

8. Rủi ro về thương tích thấp

2 cầu 1 vợt

Đây là bộ môn thể thao rất an toàn so với nhiều môn thể thao. Trong môn thể thao này cầu thủ sử dụng 1 chiếc vợt rất nhẹ đánh cầu cho đối thủ ở phía bên kia. Cũng không có sự cạnh tranh xô xát giữa 2 người xảy ra như các môn chơi bóng, cho dù bị quả cầu đánh trúng người thì cũng như “gãi ngứa”. Và cũng không có thiết bị nặng nào được sử dụng nên có ít nguy cơ va chạm hay té ngã.

9. Người chơi sẽ ít bị trầm cảm hơn

Hơn rất nhiều môn thể thao khác, cầu lông được cho là hữu dụng hơn trong việc xóa tan những cảm giác gây hại cho con người như trầm cảm, lo lắng, bất an. Đặc biệt, đây là các môn thể thao dẫn đầu về khả năng phát triển tính cách lạc quan, lành mạnh đối với con người.

10. Sự kết nối bạn bè, người thân trong gia đình

Dù thi đấu chuyên nghiệp hay không, vẫn có tính đối kháng cao. Đánh đôi, đơn hay chơi cho vui, bạn cũng lý do để có những trận cười, những giây phút hồi hộp và cơ hội thư giãn thật sảng khoái giữa các pha đánh trả qua lại. Nó đem lại cho bạn thêm nhiều mối quan hệ mới, gắn kết các bạn bè đồng nghiệp lại với nhau.

Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn bè, người thân cũng chơi cầu lông vào mỗi buổi tối hay ngày nghỉ. Nó có thể giúp cải thiện giao tiếp và xây dựng mối quan hệ, các thành viên trong gia đình gần gũi hơn, giành nhiều thời gian hơn cho nhau và còn rèn luyện sức khỏe tốt.

Trên đây là tổng hợp 10 lợi ích tuyệt vời của chơi cầu lông, hãy cùng bạn bè, gia đình và người thân chơi và tập luyện đều đặn để đạt được rất nhiều lợi ích mà bạn mong muốn.

Theo Blog Thể dục thể thao
Hoàng Kỳ

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.