Rốt cuộc tức giận gây thiệt hại tới cơ thể như thế nào? Mỗi người đều từng tức giận, nhưng bạn có biết tức giận có hại to lớn tới sức khỏe như thế nào không ? Nếu thường xuyên tức giận, sẽ mang lại 7 tổn thương lớn cho cơ thể, nghiêm trọng thì còn có nguy cơ gây đột tử.

7 mối đe dọa lớn dễ dàng tìm đến bạn

  1. Tổn thương tới tim

 cách kiềm chế cơn tức giận

Những người hay tức giận có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim cao hơn gấp 4 lần mức bình thường. Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh về tim mạch có nguy hại tới tính mạng cao nhất.

  1. Tổn thương tới gan

cách kiềm chế sự nóng giận

Tức giận, bực bội làm gan bị ứ huyết không lưu thông, làm ảnh hưởng tới sự hoạt động của gan. Tức giận cũng sẽ làm bệnh viêm gan C mãn tính càng nghiêm trọng hơn.

  1. Tổn thương tới phổi

cách kiềm chế tính nóng nảy

Khi cảm xúc bị kích thích ở giới hạn quá mức, sẽ gây khó thở ảnh hưởng tới hô hấp, làm cho lá phổi luôn phải căng lên, không có thời gian co lại và nghỉ ngơi, dẫn tới rối loạn chức năng phổi.

  1. Tế bào não tăng nhanh tốc độ lão hóa

cách kiểm soát cơn nóng giận

Khi tức giận nhiều máu sẽ dồn lên não, làm tăng thêm áp lực cho mạch máu não, lúc này hàm lượng khí ô xy trong máu là ở mức thấp nhất và sẽ sinh ra nhiều độc tố nhất. Các độc tố này có thể làm phản ứng của bạn không còn đủ chính xác, thậm chí là mất phương hướng.

  1. Chậm liền da

Theo kết quả của một nghiên cứu, những người nóng tính và hay tức giận, khả năng tự phục hồi của cơ thể sẽ kém hơn những người khác, làm vết thương càng chậm liền lại hơn.

  1. Tổn thương dạ dày đại tràng

Khi nóng giận, ức chế không được giải tỏa sẽ dẫn tới kích thích dây thần kinh giao cảm, sẽ làm giảm lưu lượng máu ở dạ dày đại tràng, nhu động ruột chậm lại, không có cảm giác ăn ngon miệng, trường hợp nghiêm trọng còn dẫn tới  viêm loét dạ dày đại tràng.

  1. Đột tử

cách kìm nén cảm xúc

Một nghiên cứu cho thấy, khi tức giận, lượng máu lên não sẽ cao hơn mức bình thường, dẫn tới giảm lượng máu cung cấp cho tim, có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim, loạn nhịp tim, gây thiếu oxy não, thậm chí tử vong đột ngột.

Phương pháp tránh xa tức giận:

  1. Thay đổi tâm trạng

cách kìm nén cơn nóng giận

Tức khí qua đi, bạn thấy vấn đề có khi thật… không đáng để tức giận. Mà xét cho cùng, đứng trước một tình huống đã rồi, bạn chỉ còn lựa chọn duy nhất là tâm thái đón nhận thế nào, bình thản vui vẻ hay nổi cơn tam bành. Tức giận thường chỉ làm tình hình tệ hại hơn thôi.

  1. Thay đổi hoàn cảnh

cách kìm nén cơn tức giận

Thay đổi không gian, tác biệt một chút hoàn cảnh thông thường có thể khiến cơn giận nhanh chóng qua đi, bạn sẽ thấy bình an trở lại.

Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch

Xem thêm: 15 loại bệnh sinh ra do tức giận, xem xong không ai dám cáu gắt nữa

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.