Tại sao tồn tại những thành phố cổ đại đột nhiên bị bỏ hoang cách đây hàng ngàn năm và tại sao các cơ thể người được tìm thấy rải rác trên các đường phố của các thành phố này, với nồng độ phóng xạ rất cao? Các cuộc chiến tranh nguyên tử đã thực sự xảy ra vài ngàn năm trước tại các thành phố này, đó là kết luận của các nhà khoa học đi kèm bằng chứng. 

Điều đó đã chứng minh rằng, người tiền sử đã từng sở một công nghệ tiên tiến không kém cạnh thậm chí còn vượt xa năng lực hạt nhân của thế giới ngày nay.

Các bằng chứng về tàn tích ở Ấn Độ đã củng cố điều này, những khai quật khảo cổ cũng đưa ra những kết quả hết sức bất ngờ. Cũng có những truyền thuyết cổ đại mô tả những cảnh tương ứng với sự hiểu biết hiện đại của chúng ta về chiến tranh nguyên tử.

Kết quả khảo cổ: Một lò phản ứng hạt nhân do con người xây dựng có niên đại 1,8 tỷ năm

Di tích của lò phản ứng hạt nhân ở Oklo, Cộng hòa Gabon (NASA)

Vào năm 1972, một nhà máy của Pháp đã nhập khẩu quặng uranium từ Oklo, Cộng hòa Gabon, ở Châu Phi. Trước sự ngạc nhiên của họ, các kỹ sư đã phát hiện uranium đã được sử dụng.

Họ khám phá ra rằng địa điểm của mẫu quặng là một lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn rất tiên tiến, đã tồn tại từ 1,8 tỷ năm trước và hoạt động được 500.000 năm.

Các nhà khoa học đã được tập hợp để tiến hành điều tra, và nhiều người trong số đó không chấp nhận giả thuyết cho rằng đó là một kì tích của tự nhiên .

Tiến sĩ Glenn T. Seaborg, cựu giám đốc của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ và là người giành giải Nobel Vật lý cho công trình tổng hợp các nguyên tố nặng, đã giải thích lý do tại sao ông cho rằng đây không phải là một hiện tượng tự nhiên, mà phải là một lò phản ứng hạt nhân do con người xây dựng.

Để uranium được “đốt” trong lò phản ứng, cần phải có các điều kiện rất chính xác.

Trước hết, nước phải cực kỳ tinh khiết, tinh khiết hơn nhiều so với nước trong tự nhiên trên khắp thế giới.

Chất U-235 là cần thiết để phản ứng phân rã hạt nhân xảy ra. Nó là một trong những chất đồng vị được tìm thấy tự nhiên trong uranium.

Một vài chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật hạt nhân đã nói rằng uranium ở Oklo không đủ giàu U-235 để phản ứng xảy ra một cách tự nhiên.

Ngoài ra, dường như lò phản ứng ở Oklo là tiên tiến hơn bất cứ thứ gì được chúng ta xây dựng hiện nay. Nó có bề dài lên tới vài dặm, và tác động nhiệt của nó đến môi trường chỉ giới hạn trong 40 mét ở tất cả các mặt.

Các bài viết từ hàng ngàn năm cũng mô tả chính xác về các vụ nổ hạt nhân

Các bài viết có từ hàng ngàn năm dường như chứa đựng những mô tả chính xác về các vụ nổ hạt nhân, tương tự như các thảm họa bom nguyên tử của Nagasaki và Hiroshima trong Thế chiến II.

Sử thi Mahabharata (1000 – 500 Trước Công Nguyên) miêu tả cách giải quyết mâu thuẫn quân sự và xung đột bằng cách sử dụng những vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Uy lực khủng khiếp của những vũ khí hủy diệt này

Hãy lấy ví dụ của sử thi Phạn ngữ của Ấn Độ có tên là Mahabharata. Sử thi này nói về sự bất hạnh và huỷ hoại, với những trường đoạn dường như mô tả chính xác những ảnh hưởng và hậu quả của một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Các vụ nổ lớn “sáng hơn một ngàn mặt trời” được ghi chép lại cũng như các xác chết bị đốt cháy đến mức không nhận ra được. Cũng có nhiều đoạn khác tương ứng với những mô tả hiện đại về cuộc tấn công hạt nhân.

Theo truyền thuyết này, những người sống sót sau thiên tai đã bị mất tóc và móng, và nguồn cung cấp lương thực hoàn toàn bị ô nhiễm.

Điều này tương ứng với sự hiểu biết của chúng ta về ảnh hưởng của ngộ độc phóng xạ và nhiễm bẩn phóng xạ sau những vụ nổ nguyên tử.

Một câu chuyện lịch sử, qua thời gian lâu, đời nay qua đời khác, người ta sẽ bảo đó là truyền thuyết. Tuy nhiên, sự thật vẫn là sự thật.

Theo một số nhà khoa học, các nền văn minh tiên tiến hơn nền văn minh của chúng ta hiện nay đã tồn tại trong thời tiền sử. Một số các nhà khoa học đã trình bày bằng chứng về vấn đề này.

Ở bang Rajasthan ở tây bắc Ấn Độ, một lớp tro có lượng phóng xạ cao đã được tìm thấy gần Jodhpur, đủ để làm lý do để tiến hành một cuộc điều tra.

Sau đó, những tàn tích cổ của Harappa ở phía bắc và Mohenjo-Daro ở phía tây được phát hiện tại Pakistan, nơi phát hiện có bằng chứng về một vụ nổ hạt nhân có niên đại vài nghìn năm.

Mohenjo- Daro (Ảnh: Epoch Times France)

Mohenjo-Daro được xây dựng năm 2500 TCN, và đã được khám phá lại vào những năm 1920. Khu vực này đã trải qua những cuộc khai quật lớn kể từ đó.

Khi cuộc khai quật từ dưới lên trên đã tới gần bề mặt đường, 44 bộ xương đã được tìm thấy rải rác khắp thành phố, nằm rải rác trên đường phố, cho thấy rằng họ đã phải chịu một cái chết đột ngột và bạo lực. Mức phóng xạ ở đó cũng tăng cao.

Nhà nghiên cứu David Davenport (Ảnh: Epoch Times France)

Nhà nghiên cứu Anh- Ấn David Davenport đã tìm thấy bằng chứng về những gì giống với như là tâm chấn của vụ nổ: một bán kính 45 mét trên khu vực nơi mà tất cả các vật thể tìm thấy được hợp nhất và đông cứng thủy tinh hóa, tan chảy ở nền nhiệt khoảng 1500 ° C và chuyển hóa thành một chất giống thủy tinh.

Mọi vật thể tìm thấy là kết quả phóng xạ nguyên tử đều bị hợp nhất và đông cứng thủy tinh hóa, tan chảy ở nền nhiệt khoảng 1500 ° C và chuyển hóa thành một chất giống thủy tinh. (Ảnh: Epoch Times France)

Trong cuốn Những điều bí ẩn của thế giới cổ đại của A. Gorbovsky, có viết rằng những bộ xương được tìm thấy trên khu vực này chứa hơn 50 lần mức bình thường của bức xạ, và hàng ngàn “viên đá đen”, xưa kia vốn là đồ gốm, đã được tìm thấy tan chảy và hợp lại như vậy do nền nhiệt độ khủng khiếp.

Davenport cũng giải thích rằng những gì đã được phát hiện ở Mohenjo-Daro chính xác giống với những gì đã xảy ra ở Hiroshima và Nagasaki trong thế kỷ 20.

Xem thêm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đến gần: Tới vùng đất chết Chernobyl để tận mắt nhìn… viễn cảnh của chúng ta

Thảm họa nguyên tử Nagasaki và Hiroshima của thế kỷ 20Thảm họa nguyên tử Nagasaki và Hiroshima của thế kỷ 20

Những khám phá này dường như khiến chúng ta phải suy nghĩ: lịch sử nhân loại chúng ta thực sự rộng lớn hơn rất nhiều so với chúng ta vẫn từng nghĩ? Những vụ nổ hạt nhân và những lò phản ứng hạt nhân được tìm thấy còn có trình độ vượt xa trình độ khoa học hiện nay, điều đó khiến chúng ta bắt buộc phải bỏ đi sự tự mãn cố hữu rằng con người hiện đại ngày nay là tiên tiến nhất, văn minh nhất.

Chúng ta vì sao cứ lặp lại mãi những sai lầm từ tiền sử, đó là vũ khí hủy diệt hàng loạt?

Hà Phương Linh

Xem thêm:

Từ Khóa: