Trong thời đại công nghệ hiện đại này, WiFi không còn là một cái gì đó kỳ lạ, và thậm chí đã trở nên quá quan trọng trong cuộc sống của những người sử dụng Internet như chúng ta. Hầu như tất cả các hộ gia đình đều có mạng WiFi của mình cùng với điện thoại thông minh và máy tính, mọi người đều có thể kết nối internet để xem YouTube hoặc lướt Facebook.

Chúng ta biết có Wifi nhờ ký hiệu này sáng lên, nhưng nó trông như thế nào nhỉ vì chúng ta đã bao giờ nhìn thấy nó đâu? 

Wifi rõ ràng là một cái gì đó mà chúng ta không thể nhìn thấy, nhưng nó có hình thù không, có màu sắc không, nó trông như thế nào nếu chúng ta có thể nhìn thấy nó? Nó có nguy hiểm không?

Nghệ sĩ Nickolay Lamm đã nảy ra ý tưởng này trong tâm trí và với sự giúp đỡ của nhà khoa học M. Browning Vogel, anh đã có thể thu thập thông tin về độ che phủ Wifi ở những nơi khác nhau ở Washington và hình ảnh thực của chúng. Kết quả của công việc của anh được trình bày dưới đây, sẽ cho phép chúng ta có một cái nhìn rõ ràng hơn về những con sóng vô hình.

Chúng ta có thể nhìn thấy trong hình ảnh này sóng Wifi truyền đi như thế nào. Những màu sắc khác nhau cho thấy cường độ tín hiệu, vùng đỏ là gần trung tâm và mạnh nhất, vùng tím là vùng xa trung tâm nhất và yếu nhất. 

Sóng Wifi không theo một đường thẳng mà có hình thức của một trung tâm hình cầu (màu đỏ) trước khi chuyển ra xa dần thành hình elip:


Nếu nguồn Wifi phủ một khu vực rộng, nó sẽ có hình thức của màn sương mù đầy màu sắc như sau:

Vậy là, từ xưa tới nay rất nhiều người vẫn nói mạnh: Tôi chỉ tin những gì nhìn thấy tận mắt thôi… Nhưng bạn thấy đấy, mắt chúng ta đâu có nhìn được mọi vật xung quanh một cách chân thực như nó-vốn-là…? Nhìn những luồng sóng nhằng nhịt, ai có thể khẳng định rằng nó sẽ hoàn toàn không tác động được đến sức khỏe của chúng ta?

Chẳng phải bác sĩ đã cảnh báo các nam thanh niên về việc để điện thoại trong túi quần, hay chị em đặt chiếc điện thoại bên cạnh đầu khi ngủ? Nhưng vì chúng ta không nhìn thấy gì, nên thường nghĩ: không sao cả…

Trong một số kinh điển Phật gia cũng có đề cập đến vấn đề này, và vì sao có câu “người trần mắt thịt“, tức là thực ra con người, với con mắt thịt này, không có khả năng nhìn thấy rất nhiều điều chân thực trong vũ trụ bởi vì đã bị chướng ngại bởi nó.

Nếu một người bước vào tu luyện chân chính, giữ cho tâm an định, đến một lúc nào đó, họ sẽ có thể nhìn thấy những điều chân thực hơn mà không bị trở ngại. Phật gia gọi điều này là thiên nhãn thông.

Trong cuộc sống cũng vậy, không thể đánh giá điều gì chỉ thông qua cái nhìn đầu tiên hay những lời đồn đại. Có những điều đứng ở giác độ này thấy có vẻ như đúng, nhưng sự việc chân thực vốn lại không phải vậy. Vậy nên, chúc bạn không bị những gì trái tai gai mắt làm bạn động tâm, cũng như không bị mê hoặc bởi những điều phù phiếm ảo vọng nơi thế gian này, hay như sóng Wifi, thấy nguy rồi mà không biết…

Hà Phương Linh (biên dịch từ Epoch Times France)

Xem thêm: